Thực đơn cho bé tập ăn dặm nên tuân theo các chiến lược và quy tắc là: an toàn và vệ sinh, tăng dần từ lỏng đến thô, số lượng thức ăn thô trong bữa ăn… Sau khi bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, trẻ nên ăn các thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng. Do đó, thực đơn ăn dặm hàng ngày cần đủ 4 dưỡng chất thiết yếu như: như tinh bột, đạm động vật, đạm thực vật và rau củ.
Nội dung bài viết:
- Tại sao phải cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi?
- Có nên xây dựng thực đơn cho trẻ tập ăn dặm?
- Lời khuyên của bác sĩ
- Chiến lược cho bé tập ăn dặm
- Cách giúp bé ăn dặm hiệu quả
- Nguyên tắc chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Tại sao phải cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, hàm lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải cung cấp thực phẩm có chứa carbohydrate và chất béo trong khẩu phần ăn của bé. Ngoài ra, con cũng cần được bổ sung những thức ăn chứa đạm động vật, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin A. Đây là những chất bị thiếu trong sữa mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Học ngay cách quấy bột gạo cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng
Mẹ đã biết cách trữ đông đồ ăn dặm kiểu Nhật siêu chuẩn này chưa?
Có nên xây dựng thực đơn cho bé tập ăn dặm?
Từ trước đến nay, định nghĩa về thực đơn thường là những thực phẩm riêng lẻ như: chuối, bơ, cháo.. kết hợp với sữa mẹ. Đây là một điều sai lầm.
Thực đơn tập ăn dặm cho bé nên được đưa ra trong 14 ngày. Mục đích của việc này là để xem con có bị dị ứng hay không. Một số trường hợp, bé thường bị tiêu chảy, táo bón vì ăn các thực phẩm này vào cơ thể. Do đó, các bác sĩ hay khuyên cha mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm hàng ngày của con.
Theo khuyến cáo của AAP (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ) cho rằng nên tìm hiểu khả năng dị ứng của trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ nên cho bé ăn thử thực đơn ăn dặm từ 3-5 ngày với các thực phẩm đa dạng. Nếu thực đơn hiện tại an toàn với bé, các bậc phụ huynh có thể thêm những thực phẩm khác vào khẩu phần ăn của con.
Nên cho bé ăn dặm từ 3-5 ngày theo thực đơn để xem con có bị dị ứng hay không
Lời khuyên của bác sĩ để xây dựng thực đơn cho bé tập ăn dặm
Bác sĩ Meta đã dựa theo sự hướng dẫn của WHO để giải thích những thành phần cơ bản trong thực đơn ăn dặm của bé là: lương thực hoặc thực phẩm cung cấp carbohydrate tùy thuộc vào từng vùng miền.
Ngoài ra, ông còn xuất bản cuốn sách “567 sự thật về thức ăn bổ sung”. Trong sách có ghi “Trong 5 ngày đầu tiên mẹ cho trẻ ăn cháo và sữa. Sau khi nhìn thấy con không có dấu hiệu bị dị ứng, mẹ vẫn dùng thực đơn như trên nhưng bổ sung thêm gan gà hoặc đạm động vật khác. Bạn cứ tiếp tục thực đơn này trong 5 ngày tiếp theo và sau đó thêm vào bông cải xanh. Cứ như vậy, bạn dần dần có thể thêm được nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác cho con.”
Bạn có thể chưa biết:
Học ngay cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm mau lớn và tăng cân tốt
Mách mẹ lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi ăn ngon, tăng cân vù vù
Bên cạnh các chất trên, bác sĩ gợi ý bổ sung thêm chất béo trong bữa ăn của bé. Nguồn chất béo có thể được lấy từ dầu, nước cốt dừa hoặc bơ thực vật. Đây là những thực phẩm chính được khuyên dùng trong khẩu phần ăn của bé. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm trái cây, món ăn không bắt buộc vào thực đơn ăn dặm của con.
Tóm lại thực đơn ăn dặm cho bé mới tập ăn cần có đủ 4 chất dinh dưỡng cần thiết là: tinh bột, đạm động vật, đạm thực vật và rau củ.
Bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của con
4 chiến lược để bắt đầu thực đơn ăn dặm của bé
- Đúng lúc: Cho trẻ ăn dặm khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ chất dinh dưỡng (trẻ khoảng 6 tháng tuổi)
- Đủ: Thức ăn trong khẩu phần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé
- An toàn và vệ sinh: Quá trình sơ chế, chế biến thức ăn nên sử dụng nguyên liệu và dụng cụ an toàn, hợp vệ sinh
- Hợp lý: Xây dựng thực đơn ăn dặm phải dựa trên dấu hiệu no hoặc đói của bé
4 cách giúp bé ăn dặm hiệu quả
- Tần suất: Cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi ăn thức ăn đặc 2 lần một ngày.
- Số lượng thức ăn thô: Bắt đầu 2-3 thìa thức ăn thô trong một bữa ăn.
- Tăng dần từ lỏng đến thô: Bắt đầu với thức ăn nghiền rồi dần dần chuyển sang thức ăn thô cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
- Tập cho con thích nghi với ăn dặm: Bé vẫn đang trong giai đoạn làm quen với thức ăn mới. Do đó, gia đình phải kiên nhẫn và khuyến khích con ăn. Đừng ép con phải ăn hết.
Cho con làm quen với việc ăn dặm một cách từ từ
Nguyên tắc chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
- Tuyệt đối không được cho gia vị như muối, đường, mì chính… vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể cho gia vị tạo ngọt từ nhiên như mía, các loại rau gia vị, gừng, hành tỏi, bột quế…
- Lựa chọn các sản phẩm để chế biến đồ ăn dặm cho bé cần chú ý đến yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được sơ chế kỹ trước khi chế biến
- Không cho trẻ ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong, lòng trắng trứng
- Đồ ăn của bé khi bảo quản trong tủ lạnh phải được để trong khay/hộp chuyên dụng có nắp đậy và không bảo quản trong thời gian quá lâu
- Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến sạch sẽ trước và sau khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
Khi con được hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm. Các thực phẩm trong khẩu phần phải đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Thêm vào đó, mẹ nên tập cho con làm quen với thức ăn thô để bé cảm thấy vui vẻ và ngon miệng trong mỗi bữa ăn.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!