Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7 cần có những gì để thai nhi phát triển đúng chuẩn, tăng trưởng não bộ ngay từ trong bụng mẹ? Mẹ có biết tháng thứ 7 của thai kỳ chính là thời điểm quan trọng, đánh dấu sự tăng trưởng não bộ của thai nhi một cách mạnh mẽ? Trong giai đoạn này, não của bé có thể đạt 25% não của người lớn. Vậy những món ăn cho bà bầu nào có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bà bầu và bé trong tháng thứ 7 có sự thay đổi gì?
- Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
- Gợi ý thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Bà bầu và bé trong tháng thứ 7 có sự thay đổi gì?
Đến tháng thứ 7, bé có thể nặng khoảng 1 – 1,2 kg và chiều dài khoảng 39 cm. Não và hệ thần kinh phát triển nhanh hơn, bắt đầu nhạy cảm với tiếng động, mùi vị và âm nhạc. Phổi bé cũng bắt đầu hoạt động. Lớp mỡ dưới da vẫn chưa đủ, màu da vẫn hồng đậm và vẫn còn nhiều nếp nhăn nên trông giống người già. Mắt con đã có phản ứng lại với ánh sáng và bóng tối; các gai vị giác phát triển hơn giúp bé phân biệt được các vị khác nhau. Hệ tiêu hóa cũng bắt đầu hoạt động. Bộ xương dần cứng cáp hơn.
Mẹ đã biết chưa?
Bụng bầu của mẹ lúc này đã khá lớn làm mẹ di chuyển có nhiều bất tiện. Mẹ có thể bị đau thắt lưng do áp lực từ thai nhi lên vùng thắt lưng và cân nặng tăng lên. Các cơ tử cung bắt đầu giãn ra và thai nhi chèn ép nhiều hơn lên các cơ quan trong cơ thể nên mẹ có thể gặp phải các cơn co thắt và đau ở vùng bụng. 1 số bà bầu còn có thể bị thiếu máu, trĩ, ợ nóng và các cơn gò Braxton-Hicks.
Nóng và khó thở: Việc việc trao đổi chất trong cơ thể mẹ tăng lên khiến nhiệt độ tăng. Mẹ có thể cảm thấy nóng ngay cả trong thời tiết lạnh, đôi khi mẹ sẽ bị đổ mồ hôi. Bên cạnh đó mẹ còn có thể sẽ thấy khó thở.
Đi tiểu nhiều hơn: Thai nhi 7 tháng đang bước vào giai đoạn tăng tốc cả về cân nặng lẫn kích thước. Chính vì vậy mà trọng tâm của cơ thể càng dịch chuyển xuống phía dưới gây áp lực lên bàng quang.
Thay đổi ở vùng ngực: Ngực của mẹ sẽ trở nên mềm mại hơn, nặng hơn, các mạch máu xuất hiện dày đặc hơn và phần núm vú cũng sẽ sẫm màu hơn.
Sưng phù tay chân: Vì máu được cung cấp nhiều hơn cho cơ thể. Mẹ bầu cần có một tư thế nằm phù hợp để dễ chịu hơn khi ngủ.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 không thể thiếu được những thành phần sau đây mẹ nhé!
Vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp mẹ tránh được những đợt tấn công bất ngờ từ vi khuẩn. Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ quýt, dưa hấu, hạt tiêu xanh, bông cải xanh…
Chất xơ
Để ngăn ngừa táo bón, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu nên tiêu thụ những thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm rau quả, các loại trái cây tươi và trái cây sấy khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
Thực phẩm giàu sắt và protein
Không bổ sung đủ sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết sớm sau khi sinh, sinh non… Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg sắt mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, ngũ cốc… Ngoài ra, mẹ bầu nên cần bổ sung 75 – 100 g mỗi ngày để phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới.
Thêm DHA
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn bé yêu phát triển các tế bào não một cách nhanh chóng, và để quá trình phát triển não của bé diễn ra đúng tiến độ, bổ sung DHA là điều cần thiết. Chắc chắn trứng, sữa và các loại nước ép là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu trong tháng này rồi đấy!
Bổ sung canxi cho bà bầu
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối và trong suốt thai kỳ cần chú trọng những vi chất quan trọng như canxi, sắt. Có vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ của mẹ, nhưng việc bổ sung canxi cho bà bầu khi tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu là vô cùng quan trọng. Bởi đây là giai đoạn bé yêu cần canxi để phát triển hệ xương và răng của mình. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung ít nhất 1000 – 1200mg canxi mỗi ngày. Sữa, sữa chua, yến mạch, cá và các loại hải sản là những thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu nên thêm vào thực đơn.
Đừng bỏ quên magie trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Không chỉ hỗ trợ cho quá trình hấp thụ canxi cho cơ thể, magie còn là người bạn thân giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Hạnh nhân, cám yến mạch, đậu đen, lúa mạch, atisô, hạt bí ngô… là những thực phẩm giàu magie, mẹ bầu nên cố gắng bổ sung khoảng 350 – 400mg magie mỗi ngày.
Mẹ đã biết chưa?
Thực phẩm bà bầu tháng thứ 7 cần tránh
Ở giai đoạn này, bà bầu nên kiêng một số điều để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi như sau:
- Nên giảm bớt lượng muối để hạn chế tình trạng phù nề
- Tránh ăn đồ ngọt, tinh bột nhiều để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
- Không ăn đồ chế biến sẵn bởi thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia
- Không nên ăn đồ lạnh, uống nước đá gây viêm họng, co thắt huyết mạch
- Tránh ăn thực phẩm gây co thắt tử cung (rau ngót, dứa, nhãn, rau sam, đu đủ xanh…) để giảm nguy cơ sinh non.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Trong tháng thứ 7, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa với lượng ăn vừa phải thay vì 3 bữa chính. Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, mẹ không bị quá đói hay quá no. Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu.
Gợi ý thực đơn 1:
- Bữa sáng cho bà bầug: Cháo gà, sữa hạt
- Ăn vặt: Sữa chua, khoai lang sấy
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào bông cải xanh, canh bí đỏ sườn non, đậu phụ hấp
- Ăn xế: Súp cua, táo
- Bữa tối: Cơm, canh rong biển nấu sườn, rau lang luộc, mực chiên mắm
- Trước khi đi ngủ: 1 cốc sữa tươi đã làm ấm.
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: Miến lươn, nước cam
- Ăn vặt: Hạnh nhân, chuối
- Bữa trưa: Cơm, bông bí xào tôm, canh rau khoai nấu tôm, cá thu sốt cà chua
- Ăn xế: Bánh mỳ phô mai, sữa chua
- Bữa tối: Cơm, canh rau mồng tơi nấu thịt, thịt kho tàu, rau lang xào tỏi
Gợi ý thực đơn 3:
- Bữa sáng: Phở bò và nước ép dưa hấu
- Ăn vặt: Hạt óc chó, sữa chua
- Bữa trưa: Cơm, cải bẹ trắng xào tỏi, sườn xào chua ngọt, canh chua cá lóc
- Bữa xế: Sinh tố trái cây
- Ăn tối: Cơm, canh rau dền nấu tôm, thịt bò xào cần tỏi, cá bống kho tiêu
Lời kết
Hành trình mang thai của mẹ đang đi đến chặng nước rút. Bé cưng lúc này cần thêm dinh dưỡng để tăng cân và về đích. Bên cạnh việc chú ý trong ăn uống thì mẹ cũng nhớ nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng để sẵn sàng chào đón con yêu nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!