Thoát vị bẹn ở trẻ em là tình trạng thường xảy ra ở bé sơ sinh, đặc biệt là các bé sinh thiếu tháng. Thông thường, bé trai bị bệnh này nhiều hơn bé gái. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, con có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, chậm lớn, táo bón, nghẹt hoại tử ruột,…
Hãy đọc bài viết của Bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) để biết được:
- Triệu chứng của bệnh
- Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn trẻ em
- Điều trị bệnh như thế nào?
Thoát vị bẹn ở trẻ em
Là tình trạng một cấu trúc ở trong ổ bụng (thường là ruột) chui ra khỏi ổ bụng thông qua chỗ yếu của thành bụng (ống bẹn).
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị bệnh tại nhà
Những điều phải biết về chứng suy tim ở trẻ em: Có thể ngăn ngừa được hay không?
Cứ 100 trẻ sinh đủ tháng thì sẽ có 5 bé bị tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, tỉ lệ bị thoát vị bẹn là 30%. Bệnh lý này thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Trong tháng thứ 7 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một “đường hầm” gọi là ống bẹn. Ống bẹn sau đó sẽ tự bịt kín trước lúc trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, một số trường hợp ống bẹn không đóng kín, dẫn đến tình trạng thoát vị bẹn.
Một số hành động hoặc yếu tố tăng áp lực trong ổ bụng là: ho kéo dài, táo bón, đặt ống dẫn lưu não úng làm tăng nguy cơ bị thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn ở bé trai chiếm tỷ lệ cao hơn so với bé gái
Biểu hiện của thoát vị bẹn ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện với một khối phồng ở vùng bẹn. Khối phồng này có thể di chuyển lên xuống từ bẹn tới bìu, xuất hiện khi bé chạy nhảy, khóc và biến mất khi con nằm, ngủ. Thông thường, khối phồng này đau ở mức độ vừa.
Dấu hiệu thoát vị bẹn ở bé gái là một khối sưng phồng tại vùng mu-môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này căng to đa số là khi ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức như lúc trẻ chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn.
Nếu nắn vào vùng phồng sẽ sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau. Có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột.
(Theo hoanmydanang.com)
Trường hợp khối phồng không tự xẹp sau vài giờ theo dõi, các quai ruột có thể bị chèn ép dẫn đến thiếu máu, đồng thời mạch máu nuôi tinh hoàn cũng bị tình trạng tương tự. Nếu không được điều trị kịp thời, bác sĩ có thể phải cắt bỏ tinh hoàn, cắt bỏ ruột của con. Vì vậy, khi con bị tình trạng trên, cha mẹ không nên chủ quan mà phải đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Thoát vị bẹn trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho con như:
- Nghẹt hoại tử ruột: Vì ruột hoặc mạc treo ruột không chui về ổ bụng mà bị kẹt tại vùng cổ túi, làm máu trong cơ thể không lưu thông nên ruột bị hoại tử.
- Tinh hoàn của bé trai bị ảnh hưởng (teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn)
- Buồng trứng của bé gái bị ảnh hưởng
Khi bị thoát vị bẹn, con sẽ bị rối loạn hệ tiêu hóa
Bạn có thể chưa biết:
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em nguy hiểm đến thế nào?
Điều trị bệnh thoát vị bẹn trẻ em như thế nào?
Một khi bé được xác định là bị thoát vị bẹn, phẫu thuật là biện pháp duy nhất để điều trị bệnh dứt điểm. Thời gian phẫu thuật khoảng 60 phút và con sẽ được gây mê toàn thân để đảm bảo an toàn. Sau khi kết thúc phẫu thuật, túi thoát vị sẽ được đưa vào lại ổ bụng, ống bẹn sẽ được khâu kín để đảm bảo thành bụng được phục hồi trở lại, ngăn ngừa thoát vị bẹn tái phát.
Sau khi mổ, bác sĩ phẫu thuật sẽ trao đổi với gia đình về tình trạng của bé. Con sẽ được dùng thuốc giảm đau để cảm thấy thoải mái trong thời gian phục hồi. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn bé dùng một trong hai loại thuốc giảm đau là Paracetamol hoặc Ibuprofen. Trường hợp con bị hen phế quản, gia đình cần báo để bác sĩ tránh dùng Ibuprofen cho bé.
Khi nào bé có thể xuất viện và ăn uống bình thường?
Thông thường, con sẽ được xuất viện ngay trong ngày, có thể đi lại ngay ngày hôm sau với một vết mổ nhỏ ở bẹn. Mỗi ngày, gia đình chỉ cần vệ sinh vết thương nhẹ nhàng cho bé. Một tuần sau mổ, vết thương sẽ liền hẳn và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Trong 12 tháng đầu sau khi tiểu phẫu, vết sẹo nhỏ của bé sẽ mờ dần.
Khi trẻ tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, gia đình có thể cho trẻ uống nước lọc và ăn một số thức ăn nhẹ như bánh mì, sữa. Đến ngày hôm sau, hầu hết các bé sẽ ăn uống như bình thường. Trường hợp bé vẫn còn nôn ói khi về nhà, cha mẹ nên cho trẻ uống từng muỗng nước đường hoặc sữa. Việc này sẽ giúp tình trạng của con được cải thiện hơn.
Sau khi tỉnh dậy, gia đình có thể cho bé uống nước lọc hoặc ăn nhẹ
Tóm lại, thoát vị bẹn trẻ em là tình trạng thường gặp ở các bé sơ sinh, đặc biệt là những bé sinh thiếu tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, con sẽ gặp những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Nguồn tham khảo (link 1, link 2)
Về bác sĩ Lê Quang Mỹ
Công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 2014, tôi có thời gian dài chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhi tại một trong những trung tâm nhi khoa lớn nhất nước.
Ngoài thời gian công tác trong nước, tôi đã từng có những trải nghiệm thực tế tại các nước Châu Phi, Châu Á, Hoa Kỳ. Những chuyến đi giúp tôi nhìn nhận được một bức tranh tổng thể của nền y tế từ khu vực kém phát triển đến nơi dẫn đầu thế giới. Cởi mở, thân thiện nhưng rất chuyên nghiệp, luôn lấy người bệnh làm trung tâm của quá trình điều trị chính là điều tôi đã được nhìn thấy, trải nghiệm và đang áp dụng.
Lĩnh vực chuyên sâu của tôi là điều trị các bệnh lý phẫu thuật thần kinh trẻ em, trong đó đặc biệt là bệnh lý não úng thủy hay còn gọi là đầu nước. Quá trình điều trị không gói gọn trong phạm vi trong nước mà mang tính quốc tế khi tôi là thành viên dự án chăm sóc bệnh nhân của tổ chức CURE NEURO với những trải nghiệm về cơ sở dữ liệu bệnh án điện tử, mô hình quản lý bệnh nhân toàn diện, đặc biệt cập nhật liên tục kiến thức điều trị cũng như tương tác với các giáo sư tại Hoa Kỳ.
Là một bác sỹ nhi khoa chuyên về mảng phẫu thuật, ngoài các bệnh lý nhi khoa thường gặp, thế mạnh của tôi là các bệnh lý phẫu nhi thường gặp: chấn thương vùng đầu, chấn thương tay chân, thoát vị bẹn, bệnh lý da qui đầu, bướu máu, chồi rốn…
Mọi người có thể tìm hiểu thêm thông tin của tôi ở fanpage Bác sỹ bé đầu bự nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!