Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em thường gặp nhất là trẻ sốt cao trên 39°C, viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng. Ngoài ra, bé cũng có thể bị chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
Sởi được biết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Hô hấp là đường mà sởi lây từ người này qua người khác. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.
Bệnh sởi là gì?
Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ gây nên dịch. Nó lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm. Chúng có sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng… có nhiệt độ khoảng 56 độ C.
Bệnh thường xảy ra vào cuối năm và hay gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi. Sởi đặc biệt nguy hiểm với những trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Bệnh sởi là gì?
Sởi có lây không?
Như đã đề cập trên sởi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng.
Virus sởi lây qua đường hô hấp vì siêu vi sởi có trong mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào. Hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại… Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh.
Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em
Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
- Sốt cao trên 39°C.
- Viêm long đường hô hấp trên
- Chảy nước mũi,
- Ho khan kéo dài
- Khàn tiếng
- Có hạt Koplik trong miệng
- Chảy nước mắt
- Viêm màng tiếp hợp
- Mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt
Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:
- Thời gian ủ bệnh từ 7-12 ngày. Trung bình các bé có thời gian ủ bệnh là 10 ngày.
- Giai đoạn khởi phát hay còn gọi là giai đoạn viêm long diễn ra từ 2 – 4 ngày. Bé có biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
- Sau sốt 3-4 ngày bé phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.
- Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần. Đây là giai đoạn hồi phục.
Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C
- Bé khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…
- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt
Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Biện pháp phòng tránh bệnh sởi ở trẻ
Để phóng tránh bệnh sởi cho trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm ngừa virus này. Trẻ cần được tiêm 2 mũi vào 2 thời điểm trong cuộc đời. Mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.
Khi gia đình có người bệnh sởi cần được cách ly và vệ sinh cá nhân :
- Sử dụng khẩu trang N95 cho người bệnh, người chăm sóc, nhân viên y tế
- Thời gian cách ly từ lúc nghi ngờ sởi đến ít nhất sau khi phát ban 4 ngày
- Tăng cường vệ sinh các nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng.
Chăm sóc và theo dõi dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em
Khi trẻ bị bệnh sởi cần được chăm sóc đầy đủ và cách lý hợp lý. Bố mẹ có thể điều trị bệnh cho bé tại nhà sau khi đi khám.
- Không cho trẻ bị bệnh tiếp xúc với trẻ chưa bệnh.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
- Vệ sinh thân thể trẻ bằng cách tắm hàng ngày, tuy nhiên tránh để bé lạnh
- Thay quần áo cho bé thường xuyên
- Vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ
- Tránh gãi làm xước da
- Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần
- Bố mẹ nên từ bỏ quan niệm cho bé kiêng tắm, kiêng gió vì điều này sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
Cách chăm sóc bé bị bệnh sởi lại nhà
Lưu ý:
- Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.
- Không dùng các loại thực phẩm, gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
- Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.
Tổng kết
Qua bài viết này, ắt hẳn bố mẹ đã biết được dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em có những gì. Khi thấy những biểu hiện này, bố mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện sớm nhất để có giải pháp chữa trị kịp thời. Nên đi tiêm ngừa bệnh sởi càng sớm càng tốt theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!