Thai nhi tuần 40 đã sẵn sàng chào đời và mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần sẽ sinh bất cứ lúc nào. Lúc này bé cưng phát triển ra sao và mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Sự phát triển của thai nhi tuần 40
Bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bìng khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet. Lúc này cơ thể bé đã phổng phao hơn rất nhiều so với những tuần trước đó.
Thai nhi tuần 40 và những điều mẹ cần biết
Thường thì các bác sĩ sẽ không để thai già quá ngày dự sinh của mẹ hai tuần. Vì như thế sẽ đặt hai mẹ con vào nguy cơ biến chứng cao. Chỉ một số rất ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn ba tuần từ ngày dự sinh. Những bé sinh ở 42 tuần trở đi thì da có thể bị khô và thường quá cân nặng chuẩn. Thời gian chờ sinh lâu cũng gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần dễ bị gia tăng tổn thương khi sinh thường và tăng gấp đôi khả năng bạn phải sinh mổ. Vì thế mẹ sẽ được gặp bé yêu trong vài ngày tới thôi.
Những em bé ra đời quá tháng có thể bị khô và bong tróc da. Do các chất nhầy bảo vệ da bé trước đây đã được tái hấp thu vào bên trong cơ thể và không còn bảo vệ da được nữa. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một ít dầu ôliu trong nhà để cho vào nước tắm bé cũng như để mát-xa cho bé.
Những thay đổi ở mẹ bầu
- Mẹ có thể gặp một chút khó khăn khi đi đứng. Vì mắt cá chân, bàn chân và cơ thể có hiện tương sưng phù. Thậm chí, có thể khu vực âm hộ cũng bị sưng.
- Em bé đang di chuyển xuống thấp hơn và mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn về sức nặng của bé, cùng với cả nhau thai và nước ối.
- Trong thời gian này, tần suất đi tiêu và đi tiểu của mẹ có thể nhiều hơn. Do áp lực của bé và nước ối đè lên ruột dưới.
- Mẹ đừng hoảng nếu thấy ít máu lẫn trong dịch nhầy âm đạo. Vì đây là hiện tượng bình thường do máu ở cổ tử cung căng đầy nên rò rỉ ra ngoài thôi.
- Sau khi cảm nhận được cơn co thắt đầu tiên, những cơn co thắt tiếp theo sẽ kéo dài khoảng 1 phút khiến mẹ cảm thấy đau dữ dội và cơn đau này lan tỏa đến dạ dày, lưng và cả đùi trên nữa.
- Trong trường hợp mẹ chưa chuyển dạ nhưng lại bị ra nước ối thì các bác bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của thai nhi và đánh giá tình hình. Nếu thấy cần thiết, các bác sĩ sẽ giục sinh. Và thông thường thì các bệnh viện phụ sản sẽ giục sinh trong vòng 24 giờ sau lần đầu tiên mẹ ra nước ối. Điều này giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng cho cả hai mẹ con.
Thai nhi tuần 40 – lời khuyên cho mẹ bầu
- Đến giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, hẳn mẹ bầu đang rất nóng lòng muốn chào đón bé yêu. Thêm một lý do nữa, đó là càng gần ngày sinh, mẹ càng phải chú ý những buổi hẹn khám lại của bác sĩ. Và quả thật là khá khó chịu khi bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu thường xuyên. Hay còn gọi là khám trong. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí sinh của bé: đầu trước, chân trước hoặc cuối thân trước. Hầu hết trẻ em nằm ở vị trí đầu trước. Khi ngày sinh của mẹ đến gần hơn, bác sĩ có thể sử dụng các từ ngữ chuyên môn như “độ lọt” và “ngôi thai”.
- Ngoài ra mẹ cũng sẽ hay phải nằm đo monitor theo dõi nhịp tim của bé để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng.
- Nếu bạn thấy có hiện tượng vỡ ối dù bạn chưa cảm nhận được các cơn co chuyển dạ, hãy đến bệnh viện, bác sĩ của bạn sẽ kích thích chuyển dạ cho bạn và bé yêu của bạn sẽ ra đời trong vòng 24 giờ.
- Nếu dịch ối chảy ra có màu xanh lá cây hoặc màu nâu, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức. Điều đó có thể có nghĩa là em bé của bạn đã tạo ra phân su trong tử cung của bạn. Bé có thể sẽ cần ra đời sớm hơn bằng phương pháp mổ để tránh các ảnh hưởng sức khỏe khi nuốt phải phân su.
- Đến thời điểm này, có mẹ sẽ lâm vào tình trạng bối rối và lo âu như lỡ bị vỡ ối hay thời điểm chuyển dạ đến muộn… Nhưng điều cần thiết mẹ nên làm là giữ tâm trạng thoải mái và luôn hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của hai mẹ con.
Việc bé chào đời chỉ là một bước khởi đầu. Bố mẹ sẽ phải chuẩn bị thật nhiều cho cuộc sống về sau. Chúc mẹ và bé có một kỷ niệm thật đẹp cho điểm khởi đầu hạnh phúc của gia đình mình.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!