Thai nhi gò méo bụng, đạp nhiều đến đau điếng. Liệu đây có phải là dấu hiệu bé đang có điều gì bất thường trong bụng? Giải đáp từ bác sĩ sản khoa sẽ khiến mẹ bất ngờ về ý nghĩa của cơn gò này.
Thai nhi gò méo bụng là như thế nào?
Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ sẽ thấy bé đạp và gò ngày càng nhiều hơn. Tử cung rộng rãi dường như ngày càng trở nên chật hẹp hơn bé. Có mẹ tâm sự:
“Hiện tại em đã gần 34w. Em hay bị những cơn gò tử cung rất khó chịu, gần tuần nay lại bị viêm họng và ho khan nữa. Mỗi lần tử cung gò, bị méo lệch bụng trông rất kinh khủng, ban đầu tưởng bị gì, nhưng dần dà phát hiện là do tử cung dang tập co bóp.
Nhưng mỗi lần gò thì bụng lại biến dạng méo xẹo, không biết có ai giồng trường hợp em ko?”
Các cơn gò như vậy rất phổ biến khi mẹ đang sắp đến ngày sinh nở bởi đây là cách để tử cung tập dượt cho thời điểm em bé chào đời. Do đó nếu thai nhi gò méo bụng, mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Thai nhi gò méo bụng, cứng bụng liên tục có sao không?
Cảm giác gò cứng bụng là do các cơ tử cung gò cứng hoặc cuộn lại khiến bụng mẹ bầu có cảm giác căng tức trong khoảng 30-60 giây, mỗi ngày có thể xuất hiện vài lần hoặc vài ngày mới có.
Sản khoa gọi dấu hiệu này là cơn co chuyển dạ Braxton Hicks – chuyển dạ giả vì nó không làm giãn mở cổ tử cung, không khiến mẹ bầu có cảm giác đau đớn.
Cơn gò sinh lý này chỉ thực sự nguy hiểm khi bụng bầu bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang một bên trong thời gian dài. Mẹ có cảm giác bụng như bị nhồi lên nhồi xuống liên tục, cứng đau.
Đặc biệt cơn gò cứng bụng đi kèm với triệu chứng đau lưng, chuột rút, xuất huyết âm đạo, lúc này mẹ cần đi khám để được bác sĩ thăm khám, theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân.
Khi nào thì đó là những cơn gò sắp sinh?
Nếu gần đến ngày dự sinh (trong vòng 3 tuần trước ngày dự sinh) mà mẹ bầu cảm thấy bụng căng cứng và tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy ngày chuyển dạ đang đến gần.
Thông thường cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu báo trước mẹ bầu sắp sinh với đặc điểm:
- Đau thực sự toàn bộ vùng bụng dưới và thành cơn (20 phút 1 cơn với doạ sinh non, 10 phút 2 cơn với chuyển dạ đẻ đủ tháng)
- Cường độ đau ngày càng mạnh thậm chí gây đau đớn cho mẹ và tần suất dày hơn
- Ra nhầy hồng âm đạo (máu báo) hoặc ra ối (vỡ ối)
Nếu tình trạng bụng căng cứng xuất hiện cùng với các cơn co thắt trong khoảng 1 phút và tình trạng này kéo dài ít nhất một giờ, thì điều này có thể là do quá trình sinh nở đã sắp bắt đầu và mẹ bầu cần phải được đưa đến bệnh viện.
Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi gò méo bụng?
Khi thai nhi gò méo bụng, mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để làm giảm tình trạng này như:
– Nếu là cơn gò Braxton-Hicks, mẹ nên tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.
– Uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả
– Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.
Nếu mẹ bầu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò trên vẫn không mất hay xảy ra thường xuyên hơn, mẹ nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể mẹ bầu sẽ bị sinh non.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!