Mang thai là một cuộc hành trình dài. Nó mang lại những cảm xúc mới lạ, vui có, lo âu cũng không thiếu. Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 là một trong số đó.
Số lần thai nhi đạp, hay còn gọi là thai máy, là dự liệu rõ ràng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào của thai nhi, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng có thể làm mẹ lo lắng.
Vậy, thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có đáng lo không? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sức khỏe em bé trong bụng mẹ?
Số lần “máy” bao nhiêu là vừa?
10 lần/ngày là tượng trưng cho bé đạp ít
Trung bình, một em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi có thể đạp ít hơn bình thường. 10 lần/ngày là con số được cho là ít trong tháng này.
Đừng quá lo lắng! Miễn “thời gian nghỉ” giữa những lần đạp của bé nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ không cần quá lo. Có thể cục cưng chỉ đang muốn nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp khác, thai nhi đạp ít cũng có thể do lượng đường trong máu mẹ bầu hạ thấp. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, tử cung càng chật chội cũng có thể là nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, hoặc những tháng càng về cuối thai kỳ.
Cách kiểm tra con trong bụng
Tính năng Đếm cú đạp của ứng dụng theAsianparent sẽ giúp mẹ kiểm tra số lầ n cử động của con.
Trường hợp bé rất lâu không cử động, mẹ nên nằm nghiêng người về bên trái để tập trung cảm nhận từng chuyển động của con trong vòng 2 giờ. Mẹ có thể uống một ly nước mát để “đánh thức” em bé trong bụng, nhắc bé cử động nhiều hơn.
Ngay cả khi mẹ đã ăn, thai nhi vẫn không đạp. Vậy mẹ nên lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, hoặc đo tim thai để tìm nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7.
Rất có thể bé giảm cử động do không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Hoặc có thể bé đang gặp một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng khả năng sống sót của thai nhi.
Nếu tinh ý, mẹ cũng có thể thấy đạp không phải là cử động duy nhất. Bé còn bị nấc, quơ tay, nhào lộn và nhiều động tác khác.
Những thay đổi trong tháng thứ 7
Trong tháng này, các chuyển động của thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi. Khi không gian trong tử cung đã trở nên chật chội, thai nhi sẽ có xu hướng chủ động chuyển khuỷu tay và đầu gối để tìm tư thế thoải mái nhất cho mình. Thậm chí bé có khả năng cuộn tròn người và bắt chéo chân.
Trọng lượng của thai nhi tháng thứ 7 lúc này được khoảng 1,1kg, dài khoảng 35cm. Khuôn mặt đã bắt đầu hoàn thiện dần.
Da dẻ bé đã có sắc hồng. Lượng mỡ tích trữ dưới da không nhiều. Lông tóc bắt đầu dài thêm. Riêng mắt đã phân chia đường nét rõ ràng và nhiều bé có khả năng nhắm, mở.
Nếu là bé trai, khoảng 25 tuần bìu dái sẽ phát triển nhanh, tinh hoàn dần trễ xuống dưới. Nếu là bé gái, môi âm đạo và âm vật đã phát triển rõ rệt. Tuy nhiên khí quản và phổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Cẩn trọng với thai nhi ở tháng thứ 7
Dễ thương quá!
Không chỉ thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, còn khá nhiều mối lo khác khi mẹ bầu đã đến được giai đoạn này. Trong đó, có hai vấn đề quan trọng nhất cần để tâm.
Chảy máu
Chảy máu sau tuần thứ 28 của thai kỳ là trường hợp rất khẩn cấp. Nó có thể rất nhẹ hoặc rất nặng và đi kèm với triệu chứng đau bụng dữ dội. Nguyên nhân có thể do nhau tiền đạo, nhau bong non, hoặc vỡ tử cung cuối thai kỳ. Tất cả những dấu hiệu này đều rất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay.
Nếu siêu âm thai ở tuần 16-20, mẹ sẽ sớm được dự báo về trường hợp nhau tiền đạo và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chuyển dạ sớm
Nhiều mẹ bầu sẽ chuyển dạ sớm khi mang thai tháng thứ 7. Đây là điều không ai mong muốn. Song, một khi nó đến, mẹ cần nhớ kỹ những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện khoảng 5 cơn co thắt tử cung trong 1 tiếng
- Xuất huyết hoặc chảy dịch màu hồng ở âm đạo
- Tay hoặc mặt sung
- Đau khi đi tiểu
- Đau nhói hoặc đau kéo dài trong dạ dày
- Nôn cấp tính hoặc liên tục
- Bụng sa thấp và đau lưng âm ỉ
- Áp lực vùng chậu dữ dội
- Thay đổi cảm xúc và trầm cảm trong 3 tháng cuối
Lời kết
Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, đó chưa hẳn đã là dấu hiệu không tốt. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Quan trọng, là một người mẹ, bạn biết lúc nào con cần mình, phải không nào?
Xem thêm:
Mẹ bầu mới có thai nên ăn gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh?
Vì sức khỏe thai nhi, các cặp đôi nên tìm hiểu trước khi mang thai cần tiêm gì!
Có thai ăn chua được không, mẹ nên ăn thực phẩm gì thì tốt cho thai nhi?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!