Nhiều bố mẹ đang thắc mắc liệu thai nhi có thể xét nghiệm ADN được hay không? Đây là nỗi trăn trở của nhiều gia đình mong biết được huyết thống của bé cũng như phát hiện sớm các bệnh di truyền. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.
Thai nhi có xét nghiệm ADN được không?
Y học ngày càng tiên tiến với các xét nghiệm thai kỳ phát hiện dị tật thai nhi, chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật ngay từ tam cá nguyệt thứ hai. Xét nghiệm gen bào thai cũng vậy, vẫn có thể thực hiện từ sớm. Việc mẹ cần làm là báo cho bác sĩ khám thai biết mong muốn này.
Các loại xét nghiệm ADN (gen) thai nhi
Hiện tại, có ba cách xác định ADN của bé ngay từ trong bụng mẹ. Trong đó, hội chứng down có thể được phát hiện bằng cả ba phương pháp dưới đây:
Là phương pháp dựa trên sự đối chiếu giữa gen của bố mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ xác định ADN của bố mẹ với ADN của thai nhi lấy từ máu của người mẹ. Từ đó, phân tích, so sánh và đưa ra kết quả.
-
Xâm lấn (hay còn gọi là chọc ối)
Tuần 14 đến 20 là thời điểm thuận lợi để làm xét nghiệm này. Nước ối sẽ được rút qua thành bụng bởi một kim tiêm siêu nhỏ, với liều lượng 15-30ml. Một số mẹ sẽ cảm thấy hơi đau khi chọc ối, nhưng cảm giác này sẽ bớt dần vào ngày hôm sau.
Nguy cơ bị sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng, sanh non chiếm 0.2% nếu mẹ chọn phương pháp này, đặc biệt với các mẹ thuộc nhóm máu hiếm Rh-. Nghĩa là cứ mỗi 500 thai phụ chọc ối, sẽ có 1 người gặp biến chứng ngoài ý muốn. Vì vậy sau khi thực hiện, mẹ sẽ phải ở lại bệnh viện để đảm bảo rằng không có tai biến nào xảy ra.
Mẹ không phải lo lắng về lượng ối mất đi, nó sẽ tăng trở lại khi mẹ ăn uống bồi dưỡng, đặc biệt là các món chứa nhiều nước như sữa, canh…
-
Sinh thiết gai nhau (CVS)
Xét nghiệm này có thể được thực hiện sớm nhất khi thai nhi được 13 tuần tuổi, trễ nhất là 20 tuần. Bác sĩ chuyên môn sẽ lấy một ít mô bánh nhau ở tử cung bằng kim tiêm hoặc ống thông qua bụng. Vì tác động đến vùng nhạy cảm nên mẹ sẽ được gây tê để giảm đau, cũng như giúp mẹ thoải mái tinh thần hơn.
Sau khi thực hiện, mẹ có thể bị xuất huyết nhẹ vùng âm đạo, cần nằm viện chăm sóc để đảm bảo không xảy ra nguy cơ sảy thai. Tai biến này chiếm khoảng 0,2%, tức 1/500 sản phụ.
Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi an toàn nhất
“An toàn là trên hết” – câu này đúng trong mọi trường hợp. Dù xét nghiệm gì đi nữa, ai cũng mong muốn vạn sự bình yên đến bản thân và con của mình. Vậy phương pháp nào nhiều tối ưu mà không đem lại đau đớn cho người mẹ?
Để đảm bảo không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, mẹ nên chọn phương pháp không xâm lấn. Đúng với tên gọi, NIPT hoàn toàn không tác động đến bào thai hoặc tử cung, chỉ dựa trên sự đối chiếu giữa ADN của bố mẹ và ADN của thai nhi lấy trong máu của mẹ.
Ngoài ra mẹ cần lưu ý, nếu thai đã lớn, bố mẹ có thể cân nhắc việc xét nghiệm ADN sau khi bé chào đời để hạn chế những rủi ro về mặt sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Độ chính xác của xét nghiệm gen ở thai nhi
Đa phần kết quả từ NIPT chính xác đến 99,9%, CVS và chọc ối trùng khớp từ 98-99%. Ngoài việc xác định ADN, phương pháp chọc ối còn có khả năng tìm ra khuyết tật ống thần kinh, hội chứng down, trisomy 18. Còn CVS giúp phát hiện sớm các nhiễm sắc thể bất thường, rối loạn di truyền.
Xét nghiệm ADN thai nhi ở đâu?
Hiện nay, kỹ thuật y học tân tiến này đã được ứng dụng rộng rãi nên không khó cho bố mẹ tìm kiếm. Tuy nhiên, chi phí xét nghiệm còn khá cao, đặc biệt là phương pháp NIPT. Để có kết quả chính xác nhất, bố mẹ nên đến các bệnh viện lớn hoặc những nơi chuyên xét nghiệm ADN.
Đọc tới đây có lẽ mẹ đã biết đáp án cho câu hỏi “Thai nhi có xét nghiệm ADN được không?”, cũng như trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về thủ thuật xác định huyết thống của bé ngay từ sớm.
Ngoài ra, mẹ có thể đặt câu hỏi tại cộng đồng The Asianparent Vietnam, các mẹ từng trải sẽ cho mẹ cái nhìn bao quát hơn cùng những kinh nghiệm tuyệt vời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!