8 lỗi ăn uống nguy hiểm của mẹ bầu khiến thai nhi chậm phát triển còi cọc!

Các bé bị suy dinh dưỡng từ trong thai lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận… Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu đời. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi chậm phát triển hoặc hạn chế tăng trưởng trong tử cung là điều không mẹ bầu nào mong muốn. Theo số liệu thống kê, có khoảng 60% số ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới là do sinh ra bị thiếu cân – một hệ quả trực tiếp từ vấn đề thai nhi tăng trưởng chậm.

Nếu mắc những sai lầm về ăn uống và dinh dưỡng dưới đây, mẹ bầu cần thay đổi ngay nhé!

  • Ăn quá nhiều hay ăn quá ít
  • Ăn quá nhiều chất béo
  • Ăn nhiều đường
  • Bổ sung canxi quá sớm hay bổ sung thừa canxin
  • Bổ sung thiếu sắt
  • Thiếu i-ốt
  • Ăn thiếu hoặc thừa protein
  • Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”
  • Thai nhi chậm phát triển nên ăn gì?

1 - Ăn quá nhiều hay ăn quá ít

Thường ta nghe ăn ít thì chắc chắc là không đủ dinh dưỡng cho thai nhi, nhưng không - nếu mẹ bầu ăn quá nhiều, mà ăn không đúng, không đủ dinh dưỡng là hoàn toàn không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Mẹ ăn nhiều nhưng nguồn dinh dưỡng kém cộng với không ăn đầy đủ các loại thực phẩm cũng sẽ khiến thai nhi phát triển chậm vì thiếu đa vi chất.

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều so với mức cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ được tích trữ trong cơ thể mẹ dưới dạng mỡ và gây béo phì, ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, sinh mổ, tiểu đường, thậm chí có thể khiến thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật.

Mẹ đã biết chưa?

Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp dễ khiến thai nhi chậm phát triển

2 - Ăn quá nhiều chất béo

Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng bệnh ung thư trên.

Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp dễ khiến thai nhi chậm phát triển

3 - Ăn nhiều đường

Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn

4 - Bổ sung canxi quá sớm hay bổ sung thừa canxin

Bổ sung canxi quá sớm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng quá nhiều và sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển; trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…

Mẹ bầu uống quá nhiều canxi còn có thể mắc sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.

Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi này cần được bổ sung đầy đủ để xây dựng hệ xương cho trẻ, tránh loãng xương ở mẹ bầu.

Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp dễ khiến thai nhi chậm phát triển

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết:

5 - Bổ sung thiếu sắt

Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ sắt khi mang thai thì quá trình dưỡng thai cũng sẽ không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân, chỉ số thông minh thấp… hay nói cách khác trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai.

6 - Thiếu i-ốt

Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down.
Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.

Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp dễ khiến thai nhi chậm phát triển

7 - Ăn thiếu hoặc thừa protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp đủ trong thai kỳ, không chỉ đảm bảo cho cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển hoàn thiện. Do đó, nếu lượng protein thiếu, thai nhi sẽ kém phát triển.

Tuy vậy, việc cung cấp thừa protein cũng khiến cho thai phụ bị mắc các chứng chán ăn, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… chúng có hại cho cơ thể, thường gây đầy hơi, kém ăn, chóng mặt…

8 - Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”

Thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, nhãn, đào, vải, mận, ổi… không tốt cho mẹ bầu vì chúng tác động đến hệ tim mạch và làm gia tăng huyết áp ở mẹ bầu.

Trong khi đó, tốc độ lưu thông máu của mẹ bầu trong thai kỳ thường tăng lên khiến mẹ bầu dễ giữ nước và mắc chứng cao huyết áp chưa kể, tim và các động mạch, tĩnh mạch cũng gánh vác những áp lực nhiều hơn. Và thực phẩm có tính “nóng” làm gia tăng các áp lực này, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển ở tháng cuối.

Thai nhi chậm phát triển nên ăn gì?

Để tránh tình trạng thai chậm phát triển, bên cạnh việc tránh 8 lỗi sai trong ăn uống như trên, bà bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cần đẩy đủ 4 nhóm chất thiết yếu:

  • Chất bột đường (carbohydrate);
  • Chất đạm (protein);
  • Chất béo (lipid);
  • Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Việc xây dựng thực đơn cân đối giữa các nhóm chất nêu trên rất quan trọng để tránh thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng bào thai hay thừa năng lượng khiến mẹ tăng cân quá mức gây ra nhiều biến chứng thai kỳ không mong muốn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong thai kỳ, mẹ bầu tăng trung bình khoảng từ 9 – 12 kg, ở tam cá nguyệt thứ nhất mẹ nên tăng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300 gram trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

MeKrobis