theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa, nếu chưa thì có sao không?

Mất 6 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa, nếu chưa thì có sao không?

Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ lần đầu được lên chức còn khá hồi hộp và chưa có kinh nghiệm. Thông thường, ở các tháng gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tự động quay đầu để chuẩn bị cho việc ra đời được thuận lợi và suôn sẻ.

Tuy vậy, không phải em bé nào cũng quay đầu vào đúng thời điểm như nhau, thậm chí có trường hợp thai còn không quay đầu khiến việc sinh thường gặp chút khó khăn. Vì thế mà việc xác định thời điểm quay đầu cũng như ngôi thai là vô cùng quan trọng để giúp mẹ có thể có sự điều chỉnh kịp thời và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình lâm bồn cũng như lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp.

thai-nhi-30-tuan-tuoi-da-quay-dau-chua

Mẹ bầu trẻ nào cũng muốn biết sự phát triển từng ngày của thai nhi

Khi nào thì thai nhi quay đầu?

Cũng như việc sinh nở hay ốm nghén, thai quay đầu là thời điểm cần thiết của thai kỳ nhưng lại không có một thời điểm thực sự chính xác có thể khẳng định. Mỗi thai kỳ và thai nhi đều khác nhau, phụ thuộc vào môi trường, thể chất mẹ bầu, sinh hoạt của mẹ và sự phát triển của thai trong bụng, vì thế tuần quay đầu của mỗi thai nhi cũng rất khác nhau. Trong đó, yếu tố lớn ảnh hưởng đến thời điểm quay đầu của em bé chính là số lần mang thai của mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mẹ bầu sinh con lần thứ 2 thì thời gian quay đầu của thai nhi thường chậm và muộn hơn. Cụ thể:

  • Nếu mẹ mang thai lần đầu: Thi nhi sẽ quay đầu từ tuần thứ 34 hoặc 35.
  • Mang thai lần thứ hai: Thai nhi có thể quay đầu muộn hơn, trong tuần 36 hoặc 37.

Trong một số trường hợp thai nhi có thể quay đầu sớm từ tuần thứ 28 của thai kỳ.

thai-nhi-30-tuan-tuoi-da-quay-dau-chua

Một số trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần 28

Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa?

Như đã nói ở trên, mỗi thai nhi có thời điểm quay đầu khác nhau, có thai nhi quay đầu từ tuần 28, cũng có đa số thai nhi thì quay đầu vào tuần 34 đến 37. Như vậy thai nhi ở độ 30 tuần tuổi thông thường thì chưa đến lúc quay đầu, nhưng cũng có trường hợp quay đầu sớm thì có thể cũng có thai 30 tuần đã bắt đầu xoay chuyển ngôi thai.

Nếu thấy thai nhi 30 tuần tuổi vẫn chưa quay đầu thì mẹ có thể đợi thêm 3-4 tuần và theo dõi, nắm rõ quá trình quan trọng này của con. Nhưng để biết được chính xác thai 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa thì mẹ nên đi siêu âm cụ thể. Bên cạnh đó, một số yếu tố như vị trí thai máy, cử động của tay chân em bé cũng có thể phần nào giúp dự đoán điều này.

Các kiểu ngôi thai khi quay đầu

Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa, nếu chưa thì có sao không?

Một số thai nhi còn có ngôi ngang hay ngôi xiên không thể sinh thường

Thời điểm thai nhi quay đầu là giai đoạn quan trọng, đồng thời, tư thế quay đầu, hay ngôi thai cũng nên được chú ý. Ngôi thai ảnh hưởng đến việc chào đời thuận lợi và giúp mẹ lựa chọn được phương pháp sinh đẻ phù hợp nhất, đảm bảo sự an toàn của mẹ và con khi lâm bồn. Khi thai quay đầu sẽ có các kiểu ngôi thai như:

  • Ngôi đầu: thai nhi có tư thế quay đầu chúc xuống dưới, mông hướng về ngực mẹ, gáy quay về phía thành bụng bầu tạo áp lực lên tử cung. Đây là tư thế thuận lợi nhất để mẹ sinh thường nếu bé không quá nặng cân, đầu bé sẽ ra ngoài trước, vào lúc tử cung được mở rộng.
  • Ngôi mông: là tình trạng ngôi thai ngược (hay dân gian gọi là đẻ ngược), đầu em bé hướng lên trên, còn mông hướng về âm đạo. Trường hợp này, thai nhi sẽ khó sinh hơn là ngôi đầu, và tùy theo kiểu ngôi mông mà bác sỹ sẽ khuyên mẹ chọn phương pháp sinh mổ hay sinh thường.
  • Ngôi xiên hoặc ngôi ngang: là tư thế mà lưng của thai nhi hướng xuống phía dưới, 1 bên bả vai có thể chạm cửa âm đạo của mẹ. Với ngôi thai này, nếu bác sỹ khám sẽ có thể sờ vào vai của bé, và trường hợp này mẹ chỉ có thể sinh mổ vì tư thế này rất khó đưa ra theo cửa tử cung.

Làm gì để thai nhi 30 tuần tuổi quay đầu thuận lợi hơn?

thai-nhi-30-tuan-tuoi-da-quay-dau-chua

Mẹ bầu nên hạn chế nằm ngồi quá lâu

Tuy rằng 30 tuần thai vẫn chưa quay đầu không đáng lo ngại, nhưng để thai nhi có thể quay đầu đúng thời điểm và đúng tư thế để giúp mẹ bầu sinh thường dễ nhất, mẹ có thể áp dụng một số lưu ý sau trong sinh hoạt:

  • Hạn chế nằm, ngồi quá nhiều. Thay vì ngồi lì quá lâu hay lười, mẹ bầu nên thường xuyên đi lại, giải lao, vận động nhẹ nhàng để cơ thể thoải mái và thai dễ quay đầu hơn.
  • Ngồi đặt đầu gối thấp hơn mông. Tư thế ngồi kê mông lên cao hơn bằng đệm hay gối nhỏ, rũ chân để đầu gối thấp hơn hông và mông giúp con quay đúng ngôi hơn.
  • Nằm nghiêng. Bà bầu nằm nghiêng vừa giúp áp lực lên ngực và cơ thể, còn giúp lưu thông máu, oxy dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp bé cũng dễ dàng xoay chuyển hơn.

Hi vọng mẹ bầu lần đầu lên chức có thể thoải mái tâm lý và bớt lo lắng hơn khi đã nắm rõ được vấn đề thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa.

Xem thêm:

  • Thai 30 tuần và chế độ chăm sóc cho mẹ khoẻ con phát triển đúng chuẩn
  • Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 30 thai kỳ
  • Sinh non ở tuần 31, sản phụ nhiễm Covid-19 ra đi khi chưa một lần gặp mặt con mình

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

hienpham

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Thai nhi 30 tuần tuổi đã quay đầu chưa, nếu chưa thì có sao không?
Chia sẻ:
•••
  • Thai nhi 30 tuần - Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon

    Thai nhi 30 tuần - Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon

  • Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa, có cách nào giúp thai nhi quay đầu không?

    Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa, có cách nào giúp thai nhi quay đầu không?

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

app info
get app banner
  • Thai nhi 30 tuần - Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon

    Thai nhi 30 tuần - Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon

  • Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa, có cách nào giúp thai nhi quay đầu không?

    Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa, có cách nào giúp thai nhi quay đầu không?

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app