Thai máy là cử động của thai nhi, phản ảnh sự phát triển của bé qua từng giai đoạn và còn giúp nhận biết sức khỏe thai kỳ. Các nghiên cứu đã cho thấy có tận 10 kiểu thai đạp biến đối qua từng tháng thai kỳ mà ít mẹ bầu nào biết tới. Cùng tìm hiểu:
- Thai đạp trong bụng mẹ có ý nghĩa gì?
- Thay máy ít mẹ nên làm gì?
Thai đạp trong bụng mẹ có ý nghĩa gì?
Cử động của em bé trong bụng mẹ được gọi là thai máy. Những chuyển động của thai nhi dù rất nhẹ nhưng sẽ giúp mẹ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn trong những ngày tháng mang bầu đầy khó nhọc.
Và trên thực tế, “thai đạp” còn có nhiều ý nghĩa và biểu hiện cách thức khác nhau. Dưới đây là 10 kiểu thai nhi đạp phổ biến nhất mà các mẹ bầu có thể kiểm tra.
Bài viết liên quan:
Cử động thai đầu tiên (khoảng tháng thứ 4)
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, rõ nhất sẽ là tuần thai thứ 27-32. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 này mẹ sẽ thấy cử động của em bé không đều đặn, càng về sau sẽ có chu kỳ và đều đặn hơn.
Mẹ mang thai con rạ sẽ cảm nhận thai máy sớm hơn, trung bình là ở tuần 16. Còn mẹ mang thai lần đầu sẽ cảm nhận rõ nét cú đạp của bé vào tuần thai thứ 22.
Mẹ có thể cảm nhận chuyển động thai từ tháng thứ 4 (Nguồn ảnh: iStock)
Một cú đạp nhẹ (khoảng tháng thứ 5)
Mẹ sẽ có cảm giác thai nhi chuyển động như một tiếng “gõ” nhẹ từ bên trong thành tử cung. Tuy nhiên cũng có thể mẹ sẽ không cảm nhận được thai đạp lúc này vì em bé được bảo vệ khá kỹ qua một vài lớp. Đặc biệt những mẹ có nhiều mỡ bụng sẽ khó cảm nhận được cử động này của con.
Thai đạp mạnh hơn (khoảng tháng thứ 6)
Khi em bé lớn dần lên, bé sẽ bắt đầu cảm thấy không gian trong bụng mẹ chật chội hơn. Trong tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 2 này, mẹ có thể cảm nhận được em bé đang thực hiện một số động tác hoặc cố gắng di chuyển chân để tìm một tư thế thoải mái hơn. Thai đạp không làm mẹ đau, nhưng sẽ khiến mẹ cứ tự hỏi không biết con yêu đang làm gì trong đó.
Cú đấm (từ 6 tháng trở đi)
Bé cưng muốn cử động không chỉ đôi chân mà cả cánh tay nữa, do đó, động tác này sẽ giống như một “cú đấm”. Đôi khi, mẹ còn cảm thấy cảm giác như bị giật. Điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm khi em bé thức dậy và đôi khi có thể khiến mẹ thức giấc.
Xoay tròn (từ 6 tháng trở đi)
Khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ thực hiện các động tác xoay người nhiều hơn là những cú đấm, đá. Từ bên ngoài, có vẻ như có một quả bóng trong bụng mẹ và bụng của mẹ sẽ dần dần tạo ra chuyển động giống như sóng, nghiêng sang một bên hoặc xuống dưới. Các chuyên gia nói rằng đây là mông của em bé lướt nhanh khi bé thay đổi vị trí.
Vặn người (từ 6 tháng trở đi)
Thật khó để phân biệt các loại chuyển động của em bé khi còn trong bụng mẹ. Khi bé lớn lên, không gian chật hẹp trong bụng mẹ sẽ khiến cho chuyển động của bé ở mức tối thiểu, do đó, bé sẽ vặn vẹo thay vì đấm, đá hoay huých trong bụng mẹ.
Thổi
Các mẹ đã bao giờ thử thổi vào đồ uống bằng ống hút chưa? Bé cưng có thể làm điều tương tự trong bụng mẹ khi bơi trong nước ối. Mẹ sẽ cảm thấy nhột từ bên trong. Thật tuyệt vời, có vẻ như bé yêu đang chơi đùa với mẹ ngay cả trước khi bé chào đời!
Thai hoạt động liên tục trong bụng mẹ khi em bé thức (Nguồn ảnh: iStock)
Nấc cụt
Bé cũng có thể bị nấc khi ở trong bụng mẹ! Mẹ sẽ có cảm giác như có thứ gì đó xuất hiện bên trong, nhưng đừng lo lắng, nó sẽ tự biến mất. Đây là một dấu hiệu tốt, điều đó cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang phát triển ổn định.
Bạn có thể xem:
Rung
Thai nhi rất nhạy cảm với các kích thích. Mẹ sẽ nhận thấy rằng nếu mẹ tác động đến môi trường trong bụng mình như đặt một cái gì đó lên bụng, ví dụ như một cốc sữa ấm hoặc một miếng vải ướt, nó sẽ bắt đầu di chuyển. Khi bụng của mẹ rung lên, là lúc bé yêu thích nghi với những thay đổi. Các mẹ đừng lo lắng, điều này không ảnh hưởng gì tới em bé hết.
Tạo áp lực trong bụng mẹ (gần ngày sinh)
Mẹ sẽ cảm thấy áp lực đè nặng trên một số bộ phận của cơ thể, nó không khiến mẹ đau đớn nhưng khá mệt mỏi. Bằng cách quan sát áp lực xảy ra ở đâu, mẹ có thể dự đoán về vị trí hiện tại của bé: nếu áp lực lên bàng quang quá thường xuyên, có thể đã sắp đến lúc mẹ sinh; Nếu vùng xương sườn của mẹ bị đụng chạm nhiều, có lẽ bé đang xoay người, chuẩn bị chào đời.
Thay máy ít mẹ nên làm gì?
Hãy đến bệnh viện thăm khám khi thai máy ít kéo dài (Nguồn ảnh: iStock)
Càng gần đến ngày dự sinh, việc theo dõi thai máy càng cần thiết hơn. Theo các chuyên gia, các mẹ đếm cử động thai sẽ cảm thấy khoảng 10 lần thai chuyển động trong mỗi một giờ. Tốt nhất, mẹ nên dành thời gian một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, cố định mỗi ngày để theo dõi số lần thai máy.
Nếu mẹ không phát hiện bất kỳ chuyển động nào, hãy thử dùng một chút đồ ăn nhẹ để đánh thức em bé, sau đó theo dõi thai đạp như thế nào. Trường hợp phát hiện sự giảm chuyển động trong vòng hơn hai giờ, mẹ nên đi khám ngay lập tức.
Tuy nhiên, lưu ý rằng một số hoạt động của mẹ (chuyển động lắc lư khi quan hệ tình dục) và ở một số thời điểm nhất định (trong ngày) có thể khiến bé ngủ, trong thời gian đó mẹ không thể phát hiện bất kỳ chuyển động nào của bé. Nếu vẫn nghi ngờ có điều gì bất thường, mẹ hãy đi khám ngay nhé!
Nguồn thông tin: Thai nhi có dấu hiệu cử động (máy) từ tuần bao nhiêu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!