Thai lưu không có triệu chứng có bao giờ xảy ra hay không? Những trường hợp nào con đã mất nhưng người mẹ không hề hay biết? Lời khuyên những việc mẹ cần làm sau đó.
Tình trạng thai lưu là gì?
Thai lưu, hay còn gọi gọn là thai chết lưu, diễn tả tình trạng trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung của người phụ nữ và phát triển thành bào thai; tuy nhiên, vì một số lý do, bào thai ngưng phát triển, không còn sự sống và lưu lại trong tử cung. Thường hiện tượng thai lưu xảy ra khi em bé lớn hơn 20 tuần tuổi. Còn tình trạng bé mất trước tuần 20 thai kỳ được gọi là sẩy thai.
Có bao giờ mẹ bầu bị thai lưu không có triệu chứng nào hay không?
Thai lưu không có triệu chứng cảnh báo nào có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, tức là khi dưới 20 tuần. Một số dấu hiệu và triệu chứng khác là chuột rút, đau hoặc chảy máu từ âm đạo.
Ngoài ra, khi thai từ tuần thứ 26 đến 28, thai phụ đã có thể bắt đầu theo dõi thai máy của con. Tất cả thai nhi đều có tốc độ thai máy khác nhau, vì vậy mẹ bầu nên biết mức độ thường xuyên con di chuyển hay “đá” trong bụng.
Thai lưu không có triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn này, nhưng nguyên nhân chính thường là do mẹ biết hay nắm rõ được chuyển động của thai nhi. Bác sĩ thường hướng dẫn phụ nữ mang thai 28 tuần theo dõi số lần đạp của thai nhi ít nhất một lần mỗi ngày.
Nếu thấy con không cử động hay cử động ít hơn so với thường ngày thì đây có thể là dấu hiệu không ổn. Lúc này mẹ bầu nên được bác sĩ thăm khám.
Mẹ nên có kiến thức để không gặp phải tình trạng thai lưu không có triệu chứng do thiếu hiểu biết
Khi đến tuần thứ 26 đến 28 thai kỳ, thai phụ có thể bắt đầu cảm nhận và đếm lượt “đá” hàng ngày của con. Và đây cũng là một trong những dấu hiệu mà cần để ý để biết con vẫn ổn. Tần suất đạp của từng bé là khác nhau, do đó mẹ phải quan sát thật kỹ biết mức độ thường xuyên di chuyển của em bé.
Những dấu hiệu thai lưu sớm nhất mẹ có thể nhận biết là:
- Bụng không có dấu hiệu lớn hơn nữa
- Nếu vẫn còn các triệu chứng ốm nghén thì những dấu hiệu này sẽ giảm đi hay đột ngột mất
- Không thấy thai nhi đạp nữa sau khi đã theo dõi rất kỹ càng
- Ra máu âm đạo có thể bắt đầu như đốm nhỏ, sau đó có thể nặng và ra nhiều hơn. Màu của máu có thể từ hồng đến đỏ sẫm hoặc nâu
- Đau bụng vùng dưới rốn từ nhẹ tới nặng
- Tử cung nhỏ dần không tương xứng với tuổi thai. Điều này được phát hiện qua thăm khám định kỳ
- Chuột rút
- Sốt
Tại sao thai lưu lại là mối quan ngại kinh khủng hơn sẩy thai sớm?
Thai lưu, đặc biệt là khi thai lưu không triệu chứng, thường rất khó khăn cho bà mẹ, người bố và các thành viên khác trong gia đình.
Đôi khi, thai lưu khiến người mẹ sốc hơn sẩy thai sớm vì thường xảy ra ở những giai đoạn sau của thai kỳ. Thời điểm này thai nhi đã phát triển và người mẹ đã cảm thấy cử động sinh tồn của con.
Thông thường, nếu bào thai đã được hình thành đầy đủ thì các bác sĩ sẽ gây khởi phát chuyển dạ. Tuy nhiên, tuỳ vào thời điểm và sức khoẻ thai kỳ thì việc xử lý thai lưu sẽ khác nhau, tuỳ vào chỉ định của bác sĩ.
Những việc nên làm sau khi thai lưu
- Tuân thủ đúng chỉ định xử lý, tái khám nếu có của bác sĩ.
- Nghĩ ngơi ít nhất 1 tháng.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục.
- Cố gắng bình tĩnh, giữ vững tinh thần thoải mái, lạc quan nhất có thể. Nếu cần, có thể nhờ can thiệp của chuyên gia tâm lý.
- Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axít folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu,…
- Hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi tử cung và sức khoẻ hồi phục
- Nên đợi ít nhất 3 tháng mới nên có thai lại
- Không nên vận động với cường độ mạnh, hoặc lao động tay chân nặng nề
Hãy dành thời gian mẹ cần để hồi phục về thể chất và tinh thần. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ khi nào thích hợp để mang thai trở lại, nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rõ khi nào mình đã sẵn sàng về mặt tinh thần. Hãy sẵn sàng cả về thể lực và tinh thần mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!