X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thai giáo qua thiền và hát ru!

Mất 6 phút để đọc
Thai giáo qua thiền và hát ru!

Theo cố GS.TS âm nhạc Trần Văn Khê, từ trong bụng mẹ ông đã được gia đình thai giáo bằng âm nhạc như sáo, đàn tranh, hát ru, … nên ông có tình yêu âm nhạc và thành công trong lĩnh vực này. Vì vậy, ông khuyên các bà mẹ nếu không hát ru cho thai nhi nghe thì có thể nghe nhạc dành cho thai nhi là những bài hát ru con. Điều này giúp thai nhi bước đầu nhận thức cuộc sống thông qua âm nhạc dân tộc.

Thai giáo qua thiền và hát ru – Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ… Những đau đớn của cơ thể, những hạnh phúc chờ đợi, và cả nhữn kog lo lắng về những gì chưa biết đang tới gần. Thiền tập có thể giúp được gì cho mẹ bầu? Và khi thiền tập, bào thai sẽ lợi ích ra sao?

Thai giáo là gì?

Thai giáo là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ lúc mang thai, điều chỉnh hoàn cảnh trong và ngoài cơ thể mẹ, tránh những kích thích, ảnh hưởng không tốt; mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng có lợi, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của thai nhi, có lợi cho sự tăng trưởng khỏe mạnh về sau, để thai nhi có được sự phát triển toàn diện và đầy đủ. 

Thai giáo qua Thiền

Báo New York Times trong bài viết nhan đề “The Benefits of a Mindful Pregnancy” (Lợi Ích Thiền Tỉnh Thức Trong Khi Mang Thai) ngày 31/5/2017 cho biết một cuộc nghiên cứu mới cho thấy rằng thiền tỉnh thức có thể giúp quý bà mang thai lần đầu đối phó với sợ hãi, có công năng giúp đối trị đau nhức kinh niên, trầm cảm và lo lắng. 

Với người nghén nặng, thân thể và tinh thần luôn trong tình trạng mỏi mệt nên họ khó tập trung làm tốt công việc của mình hay đảm bảo các sinh hoạt hằng ngày. Thiền là một biện pháp giúp giải tỏa những căng thẳng này.

Thai giáo qua thiền và hát ru

Thai giáo qua thiền và hát ru

Theo BS Đỗ Hồng Ngọc, Trưởng bộ môn Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM nhận định: trong thời kỳ mang thai, thiền không chỉ mang lại lợi ích cho riêng thai phụ mà có cả sự “thụ hưởng” của thai nhi. Thiền giúp người mẹ giảm stress, giảm triệu chứng ốm nghén, giải tỏa các cơn mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tăng các hormone hữu ích (endorphine) giảm đau, giảm các hormone có hại (cortisol, epinephrine), tăng khả năng tiết sữa, giảm tình trạng tăng huyết áp, tránh được nguy cơ tiền sản giật.

Thai nhi có thể cảm nhận được thiền

thai-giao-qua-thien-va-hat-ru

Thai giáo qua thiền và hát ru

Khi thai lớn, thiền sẽ giúp thai phụ cảm nhận được các cơn gò, hiểu được những cơn co thắt nên sẽ biết vận dụng liệu pháp thở đúng cách để vượt qua những khó chịu. Thiền giúp tác động lên nhau thai, tăng cường chuyển tải oxy, các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thiền cũng giúp tăng cường mối quan hệ kết nối giữa mẹ và con – một hình thức thai giáo (dạy thai từ trong bụng mẹ); giúp người mẹ tự tin với vai trò làm mẹ, nuôi con…

Theo nghiên cứu bời Oxford Academic với các giáo sư Marion I. van den Heuvel, Franc C. L. Donkers, István Winkler, Renée A. Otte, Bea R. H. Van den Bergh – xem nghiên cứu gốc ở đây, được mô tả là “khảo sát về việc người mẹ tập thiền tỉnh thức và nỗi lo lắng trong khi mang thai ảnh hưởng tới chức năng nhận thức của em bé khi bé này chào đời được 9 tháng” 

Kết quả: người phụ nữ tập thiền ảnh hưởng hiệu quả nhất tới bào thai, và kết quả này lưu giữ tốt cho em bé nhiều tháng sau khi ra đời.

Nghĩa là: thai giáo ảnh hưởng tới chức năng nhận thức trong não bộ em bé.

Thai giáo qua những lời hát ru của Mẹ

thai-giao-qua-thien-va-hat-ru

Thai giáo qua thiền và hát ru

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm thụ về thế giới xung quanh. Giọng hát ru của người mẹ trong 9 tháng thai kỳ góp phần hình thành nhân cách, suy nghĩ, năng khiếu của đứa trẻ sau này. Ngoài ra, lời ru của mẹ cũng giúp củng cố mối gắn kết giữ mẹ và bé.

Những quan sát của giới y khoa khẳng định, tâm trạng và tính cách thai nhi sẽ thay đổi theo những tác động bên ngoài của người thân. Khi nghe những âm thanh “chát, ầm”, thai nhi trong bụng sẽ bị kích động và thường lấy tay che mặt. Khi nghe những lời thủ thỉ, du dương của cha mẹ, thai nhi sẽ ngủ.

Theo GS-TS Trần Văn Khê, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy nhạc cổ điển của đất nước nào đó hay hơn nhạc dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu về các bài giao hưởng của Beethoven cũng cho thấy, nếu cho bò nghe bản giao hưởng số 7 thì lượng sữa sẽ tiết ra nhiều hơn, nhưng cho bò nghe bản giao hưởng số 2 thì bò bị tắt sữa. Vì vậy, dù không thể phủ nhận sự tuyệt vời trong các bài giao hưởng của Beethoven, nhưng không phải với đối tượng nào cũng áp dụng được hay ai cũng nghe được, đặc biệt là với thai nhi, “một khán giả” cần sự nhẹ nhàng, êm ái.

Hát ru bằng dân ca giúp thai nhi phát triển tốt

Cố GS Trần Văn Khê kết luận: “Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể cho các chị em sắp làm mẹ lời khuyên là: không cần phải ở đâu xa, ngay tại quê hương mình, những làn điệu dân ca mượt mà, êm ái, những câu hò nhẹ nhàng, những lời ru đậm tình… chính là phương pháp thai giáo hữu hiệu và đầy nhân văn cho thai nhi…”.

Nhiều bà mẹ chỉ nghe các bản nhạc nước ngoài mà quên đi những bài hát ru mượt mà, ngọt ngào của dân tộc. Trên thực tế, những lời hát ru của mẹ là vô cùng tốt cho thai nhi, vì đó là tiếng nói mà con sẽ nghe mẹ nói suốt cả đời. 

Theo cố GS.TS âm nhạc Trần Văn Khê, từ trong bụng mẹ ông đã được gia đình thai giáo bằng âm nhạc như sáo, đàn tranh, hát ru, … nên ông có tình yêu âm nhạc và thành công trong lĩnh vực này. Vì vậy, ông khuyên các bà mẹ nếu không hát ru cho thai nhi nghe thì có thể nghe nhạc dành cho thai nhi là những bài hát ru con. Điều này giúp thai nhi bước đầu nhận thức cuộc sống thông qua âm nhạc dân tộc.

Xem thêm về video Thai giáo với lời hát ru sau:

Nguồn – TH 

Xem thêm

  • Mẹ uống nước dừa con sinh ra sẽ trắng?
  • Chướng bụng đầy hơi khi mang thai – Các cách giúp mẹ bầu xử lý điều khó chịu này
  • Ngứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng – có thể là ứ mật thai kỳ!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Thai giáo qua thiền và hát ru!
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it