Nhiều mẹ bầu băn khoăn cử động của thai nhi như thế nào là trong ngưỡng an toàn và hiện tượng thai đạp nhiều hơn bình thường có nguy hiểm không?
Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng thai nhi đạp nhiều hơn bình thường. Từ đó chị em sẽ có cái nhìn chính xác và an tâm hơn về hiện thượng này.
Khi nào thì mẹ bầu cảm nhận được cử động của thai nhi?
Vào khoảng giữa tuần 16 và 25 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi trong bụng mình. Có những mẹ bầu nhận ra sự chuyển động của bé từ tuần thứ 13. Nhưng với những ai mang thai lần đầu, thời gian này có thể sẽ diễn ra chậm hơn. Có khi đến tận tuần thứ 25 mẹ bầu mới có những cảm nhận đầu tiên.
Từ tuần 16 và 25 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động của thai nhi
Vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ bầu sẽ cảm nhận được hoạt động của thai nhi. Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi di chuyển khoảng 30 lần mỗi giờ. Thời gian thai nhi cử động nhiều nhất là từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng.
Sự gia tăng hoạt động của thai nhi là do lượng đường trong máu mẹ bầu thay đổi. Thai nhi đạp cũng có thể là do phản ứng với âm thanh hoặc do mẹ vuốt ve bụng bầu. Các bác sĩ sẽ khuyên mẹ tập đếm cử động thai và ghi lại. Mẹ nên cho bác sĩ xem kết quả trên để kiểm tra. Điều này nhằm giúp bác sĩ xác định bé vẫn đang phát triển bình thường hay không?
Thai nhi đạp như thế nào là bình thường?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu không thể cảm nhận bé đạp vì bé quá nhỏ. Lúc này bé cũng nằm trong lớp đệm tử cung dày. Ở tháng thứ tư, những mẹ bầu mang thai lần 2 hoặc gầy có thể thấy bé đạp sớm hơn các mẹ bầu khác. Cho tới tháng thứ năm thì hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy bé đạp và thường xuyên hơn. Nếu tới thời điểm này mà không thấy thai nhi có động tĩnh gì, mẹ bầu nên đi kiểm tra.
Mức độ hoạt động của thai nhi bắt đầu tăng và thường xuyên hơn ở tam cá nguyệt thứ ba. Từ tuần 28 đến cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu tập đếm cử động thai.
Cử động thai là đếm tất cả những động tác lộn, xoay, đá… của thai nhi
Cách đếm cử động thai
Trước khi đếm, mẹ bầu cần làm trống bàng quang của mình. Tiếp đó mẹ hãy nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm số cử động của thai nhi. Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu trong 2 giờ tiếp theo bé có ít hơn 10 cử động thai. Lúc này mẹ cần đến bệnh viện để theo dõi thai bằng những phương pháp khác.
Một ngày mẹ bầu nên đếm 2 lần. Một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối khi mẹ bầu đã nghỉ ngơi. Nếu thấy bé cử động ít hơn 10 lần trong một giờ, mẹ bầu nên ăn nhẹ hoặc uống nước hoa quả. Lúc này, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để đếm cử động thai. Nhưng số lần cử động khi đếm lại cũng không được cải thiện thì mẹ cũng nên gặp bác sĩ. Vì đây có thể là một dấu hiệu sức khỏe không bình thường của bé.
Thai đạp nhiều hơn bình thường khi nào?
Thai nhi sẽ đạp nhiều khi thức hay khi được kích thích bằng âm thanh. Bé cũng cử động nhiều hơn khi ai đó tác động nhẹ vào thành bụng. Khi ngủ hoặc nằm yên, thai nhi không đạp. Bé cũng sẽ đạp ít nếu thiếu oxy (lượng máu từ mẹ truyền sang bé bị giảm). Vì vậy, nếu thai của mẹ bầu đạp mạnh và đều mỗi ngày là tốt.
Thai nhi đạp mạnh và đều mỗi ngày là tốt
Thông thường, mẹ bầu sẽ thấy thai đạp nhiều hơn khi nghỉ ngơi. Vì lúc này, mẹ bầu không bị các công việc môi trường xung quanh phân tán sự chú ý. Hoặc sau khi mẹ bầu ăn nhẹ, lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này thai nhi cũng sẽ hoạt động nhiều hơn. Ngay cả khi mẹ bầu lo lắng, chất adrenaline cũng khiến bé đạp nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên, nếu thai đạp mạnh nhiều hơn bình thường thì mẹ bầu cũng cần cẩn trọng. Đó là khi bé đạp khoảng 20 lần trong một thời gian ngắn. Có thể thai nhi đang bị stress hoặc bản thân mẹ bầu đang gặp một số vấn đề căng thẳng. Nếu mẹ bầu bình tĩnh, nghỉ ngơi, thai sẽ đạp bình thường trở lại. Nhưng nếu thai nhi vẫn đạp hơn bình thường kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì mẹ bầu nên đi khám.
Khi thai nhi đạp nhiều hơn bình thường kèm những dấu hiệu khác thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra
Tạm kết
Mỗi em bé sẽ có mật độ, mức độ đạp khác nhau. Vì thế các mẹ bầu không nên so sánh con mình với con người khác. Hoặc so sánh bé với những anh chị em trước đó. Vị trí bám của nhau cũng dẫn đến việc mẹ bầu cảm nhận bé đạp ít hơn. Cụ thể là nhau thai mặt trước. Nhưng mẹ nên nhớ rằng việc thai nhi đạp nhiều hơn bình thường vẫn tốt hơn thai nhị đạp yếu vì chứng tỏ bé đang khỏe mạnh.
Nếu mẹ quá lo lắng hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra để yên tâm hơn. Mẹ cũng nên học cách đếm cử động thai để giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng hơn. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đón bé yêu thật an toàn, trọn vẹn nhé.
Xem thêm
Hướng dẫn cách đếm cử động thai đơn giản để mẹ theo dõi chuyển động của con
Thai nhi đạp nhiều có tốt không? Trường hợp nào cần phải thăm khám bác sĩ?
Thai đạp nhiều liệu có an toàn cho mẹ và bé hay không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!