Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Khi nào thì thai vào tử cung?
Sau khi thụ tinh thành công, thai mất 1-2 tuần để di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đây. Tuy nhiên, con số nay có thể xê xích vài tuần tùy thuộc vào từng mẹ nên nếu mẹ thấy đã hơn 2 tuần mà thai vẫn chưa vào tử cung thì cũng đừng quá lo lắng, hãy đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân nhé.
Nguyên nhân thai vào tử cung chậm
Do cơ địa mẹ bầu
Một số mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngày rụng trứng cách xa ngày cuối cùng của kỳ kinh nguyệt trước nên thấy thời gian thai vào tử cung chậm. Trường hợp này không có gì đáng lo nên mẹ cứ yên tâm nhé.
Mẹ bầu tính sai tuần thai
Việc mẹ bầu không nhớ rõ ngày quan hệ sẽ rất dễ dẫn đến tính sai tuần thai. Từ đó hoang mang vì sao thai đã hơn 2 tuần rồi mà vẫn chưa vào tử cung.
Những bất thường bên trong ống dẫn trứng
Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng để tới tử cung và làm tổ tại đó. Nếu mẹ gặp bất thường ở ống dẫn trứng như vòi trứng bị hẹp bẩm sinh, có sẹo phẫu thuật thì trứng sẽ khó di chuyển, phải mất nhiều thời gian để vượt qua hoặc thậm chí không thể di chuyển vào tử cung.
Một số trường hợp mẹ gặp tình trạng này vẫn có thể mang thai an toàn, tuy nhiên cũng có nhiều mẹ dễ bị sảy thai. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ cần thông báo với bác sỹ để bác sĩ đưa ra cách xử lý phù hợp.
Thai ngoài tử cung
Trường hợp thai ngoài tử cung khá nguy hiểm. Đây là tình trạng hợp tử sau khi thụ tinh không vào buồng tử cung mà bám vào bên ngoài nội mạc tử cung để phát triển. Mẹ cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng mang thai sau này.
Siêu âm đầu dò là gì?
Bằng kỹ thuật sử dụng sóng âm tần cao, siêu âm đầu dò là phương pháp sử dụng một đầu dò siêu âm rất nhỏ chèn vào ống âm đạo khoảng 2 đến 3 inch. Hình ảnh của các cơ quan bên trong sẽ hiện trên màn hình và qua đó, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe cũng như chẩn đoán kịp thời bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo của chị em.
Đối với mẹ bầu mang thai, siêu âm đầu dò giúp phát hiện trường hợp mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, phương pháp này có các tác dụng đánh giá tim thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các giai đoạn.
Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?
Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm giúp xác định vị trí của thai trong giai đoạn đầu, khi mà phôi thai còn rất nhỏ và không thể nhìn thấy được nếu chỉ siêu âm ở thành bụng. Tuy nhiên, thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?
Câu trả lời là có. Đầu dò được đưa vào âm đạo sẽ định vị và hiển thị chi tiết vị trí làm tổ của thai. Qua đó bác sĩ sẽ thấy được trứng thụ tinh làm tổ ở đâu.
Nếu thai đã 4-5 tuần nhưng vẫn chưa vào tử cung, mẹ có thể thực hiện siêu âm đầu dò để kiểm tra xem thai có phải đã làm tổ ngoài tử cung không. Hình ảnh siêu âm đầu dò khá rõ ràng và mẹ sẽ thấy được thai nhi lúc này còn đang nhỏ xíu.
Siêu âm đầu dò có hại không?
Vì là phương pháp trực tiếp chạm vào nơi “nhạy cảm” nên nhiều mẹ thắc mắc liệu siêu âm đầu dò có gây hại không và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Thực tế, nếu mẹ thực hiện siêu âm đầu dò tại cơ sở y tế uy tín, có bác sỹ lành nghề, chuyên môn cao thì đây là phương pháp hoàn toàn an toàn do bác sĩ chỉ di chuyển thiết bị quanh âm đạo của mẹ bầu chứ không chạm vào cổ tử cung. Vì vậy, siêu âm đầu dò hoàn toàn không ảnh hưởng đến tử cung mẹ hay thai nhi. Đồng thời, việc siêu âm này cũng không hề gây cảm giác đau đớn nào cho thai phụ.
Cần chuẩn bị gì khi siêu âm đầu dò?
Trước khi chuẩn bị siêu âm, mẹ bầu không cần phải chuẩn bị gì nhiều. Hãy tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuẩn bị một tâm lý thoải mái trước khi thực hiện. Thường thì các mẹ nên đi vệ sinh trước khi siêu âm đầu dò.
Vừa rồi là những thông tin về kỹ thuật siêu âm đầu dò cũng như giải đáp cho thắc mắc thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không. Ngoài ra, có một phương pháp chính xác và phổ biến hơn giúp mẹ biết mình có mang thai ngoài tử cung hay không đó là xét nghiệm nồng độ hCG trong máu. Dựa vào nồng độ này, bác sĩ để đưa ra định hướng thai này phát triển bình thường hay thai ngoài tử cung.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!