Bầu siêu âm 4d nhiều có hại không? Câu hỏi chứa đựng thắc mắc chung của nhiều bà mẹ trẻ. Khi mang thai mẹ nào cũng đều háo hức muốn biết về hình dáng thai nhi trong bụng. Vì thế, siêu âm 4D là giải pháp tối ưu các cha mẹ chọn lựa. Tuy nhiên, có một số ý kiến trái chiều xoay quanh việc có nên siêu âm thường xuyên hay không.
Tìm hiểu về phương pháp siêu âm thai 4D
Trước khi bàn về vấn đề bầu siêu âm 4d nhiều có hại không, chúng ta cần biết được một số thông tin về phương pháp siêu âm này. Thực chất, đây là một phương thức tái tạo hình ảnh của em bé trong tử cung của mẹ thông qua việc sử dụng sóng âm. Kết quả thu được là những hình ảnh chuyển động sắc nét của em bé.
Siêu âm 4d là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn.
Siêu âm thai 4D tạo nên hiệu ứng như bạn đang xem một video được quay ngoài đời thực. Bố mẹ có thể thấy em bé đang làm gì trong bụng mình ngay cả những hành động nhỏ nhất.
Mục đích của việc siêu âm thai 4D
Bên cạnh việc giúp bố mẹ có được những hình ảnh sống động về em bé. Siêu âm thai nhi $D còn có một số những tác dụng sau đây:
– Giúp bác sĩ đưa ra những đánh giá chính xác về vị trí và sự phát triển của thai nhi.
– Sàng lọc dị tật và phát hiện những biến chứng ở mẹ trong suốt quá trình mang thai. Chẳng hạn như: ngôi thai ngược, thai ngoài tử cung,…
– Xác định thời điểm em bé sắp chào đời.
– Đánh giá tình trạng thai nhi sát ngày dự sinh hoặc khi cần tiến hành mổ lấy thai.
Khi nào mẹ nên bắt đầu làm siêu âm 4D?
Thời điểm siêu âm 4D xác định dựa trên tuần thai
Thực tế, bác sĩ khám sẽ là người biết rõ đâu là thời điểm tốt nhất để tiến hành siêu âm 4D. Theo các chuyên gia, giai đoạn thai nhi từ 26 tuần đến 30 tuần thích hợp nhất cho việc siêu âm. Bởi trước giai đoạn này, phần bề mặt da của thai nhi còn mỏng. Vì vậy, những đường nét trên gương mặt trẻ vẫn chưa được rõ nét. Bạn khó quan sát được hình ảnh thai nhi bên trong ra sao.
Siêu âm 4D nên tiến hành khi bé trong giai đoạn 26 tuần đến 30 tuần
Trong đó, vào lúc thai nhi từ tuần thứ 30 trở đi, đầu em bé sẽ di chuyển sâu hơn xuống phần xương chậu. Do đó, mẹ sẽ không thể nhìn thấy.
Thực hiện siêu âm 4D căn cứ trên vị trí của thai nhi
Ngoài ra thời điểm để tiến hành siêu âm 4D còn phục thuộc và vị trí của thai nhi. Nếu thai nhi xoay hướng ra ngoài và có đủ nước ối, bạn sẽ có thể thấy rõ bé qua việc siêu ấm. Tuy nhiên, nếu bé quay mặt vào trong, hoặc phần đầu hướng về phía dưới xương chậu. Hay nước ối của mẹ bị ít thì việc quan sát bé sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ đi lại và uống nhiều nước. Cũng có thể yêu cầu mẹ quay lại sau 1 tuần khi thai nhi đã ở vị trí tốt dễ quan sát hơn.
Bầu siêu âm 4D nhiều có hại không?
Làm mẹ ai cũng đều háo hức mong ngóng được sớm thấy những hình ảnh của em bé trong bụng. Đó là một mong muốn hết sức bình thường của tất cả những người mẹ. Bên cạnh những lợi ích thì việc thường xuyên siêu âm cũng không hẳn là hoàn toàn là tốt.
Siêu âm 4D không gây nhiều tác động xấu tới trẻ
Siêu âm 4D trên thực tế khá an toàn và không gây nên bất cứ nguy hiểm nào cho thai nhi. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ bác sĩ đưa ra những nhận định chính xác. Tuy nhiên, không phải mọi phòng khám đều trang bị những thiết bị an toàn để siêu âm 4D. Trong thời gian này, bộ não của trẻ vấn đang phát triển và hết sức nhạy cảm. Một số nghiên cứu cảnh báo, tiếp xúc quá nhiều với các phương pháp siêu âm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Siêu âm quá thường xuyên sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho em bé
Lời khuyên cho mẹ
Siêu âm 4D là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất hiện này. Tuy nhiên, sóng siêu âm cũng gây nên những tác động ít nhiều cho trẻ. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ khi siêu âm và xem xét về tần suất cũng như thời gian thực hiện.
Trên thực tế, bầu siêu âm 4D nhiều có hại không vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau. Tốt nhất, trước khi quyết định có nên siêu âm hay không, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Hoặc tìm đến những địa chỉ phòng khám uy tín, đáng tin cậy. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này và đưa ra những quyết định phù hợp.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!