Thai bị bóc tách 20 có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều sản phụ. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, không ít các mẹ khi đi siêu âm được chẩn đoán gặp phải hiện tượng thai bị bóc tách. Tùy vào thể trạng mà có những mức độ khác nhau.
Trường hợp thường thấy là thai bị bóc tách 20% hay gọi tắt là 20. Đây là một biến chứng thường gặp ở những tháng đầu của thai kỳ. Vậy bóc tách túi thai 20 là gì? Nguyên nhân vì sao và các mẹ nên làm gì khi mình gặp phải trường hợp này? Bài dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Thai bị bóc tách 20 là gì? Bóc tách túi thai 20 có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai, xảy ra khi bánh nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn liền vào như bình thường làm cản trở quá trình tuần hoàn giữa mẹ và thai, khiến thai không nhận được chất dinh dưỡng để duy trì sự sống từ mẹ. Bóc tách túi thai dẫn đến tình trạng dọa sảy thai trong 3 tháng đầu. Trong nhiều trường hợp, bóc tách túi thai còn gây xuất huyết nặng, ảnh hưởng đến tính mạng mẹ.
Hiện tượng thai bóc tách 20 không quá nguy hiểm nhưng mẹ vẫn phải cẩn thận
Chính vì sự quan trọng của niêm mạc tử cung đối với mẹ và bé nên việc túi thai bóc tách sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn của cả hai. Điều đó khiến cho thai nhi không thể nhận được chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Theo ý kiến của các bác sĩ, những sản phụ bị bóc tách thai nhi dưới 20% không cần phải quá lo lắng. Thai nhi bị bóc tách dưới 20% thì tỉ lệ sống vẫn còn cao. Đây là câu trả lời cho thắc mắc thai bị bóc tách 20 có nguy hiểm không.
Theo bác sĩ Nam, với tỷ lệ bóc tách khoảng 20%, khả năng giữ thai còn liên quan đến nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ điều trị của bác sĩ. Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi, kiêng quan hệ tình dục, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên ăn loãng, dễ tiêu để tránh táo bón, không đi lại nhiều, tránh stress,… để tăng khả năng giữ được thai.
Nguyên nhân thai bị bóc tách
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thai bị bóc tách, trong đó nguyên nhân phổ biến là:
Có nhiều nguyên dẫn dẫn đến thai bị bóc tách
- Người mẹ đi lại, vận động nhiều
- Mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, có sẹo ở tử cung
- Tử cung của mẹ bị dị dạng như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn
- Mẹ có tiền sử rối loạn đông máu, cao huyết áp
- Sản phụ nghiện thuốc lá, bia rượu, cà phê hoặc chất kích thích mạnh
- Mẹ bị nhiễm trùng vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các chất độc kim loại nặng như chì hay thủy ngân
- Nước ối bị bất thường
- Mẹ có bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường
Những dấu hiệu bị bóc tách túi thai
Những tháng đầu tiên của thai kỳ luôn là thời gian quan trọng và đòi hỏi các mẹ phải cẩn trọng nhất. Ở giai đoạn này, thai nhi vừa mới hình thành nên còn rất mong manh. Nếu thấy các dấu hiệu sau thì mẹ cần phải đi khám thai ngay lập tức:
- Xuất huyết âm đạo
- Đau râm rang vùng bụng dưới hoặc đau quặn bụng dưới kèm theo cơn co thắt, đau lưng âm ỉ, kéo dài
Sản phụ nên làm gì khi thai bị bóc tách
Khi có các dấu hiệu bị bóc tách thai, các mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được siêu âm, thăm khám. Lúc này các bác sĩ sẽ siêu âm và xác định tỷ lệ thai bị bóc tách. Đồng thời, họ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho thai phụ.
Tỷ lệ bóc tách túi thai 10%
Nếu sản phụ tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn dưỡng thai của bác sĩ thì khả năng giữ lại thai rất cao.
Tỷ lệ bóc tách túi thai 20%
Khả năng giữ thai còn liên quan đến nguyên nhân đe dọa sảy thai. Ngoài ra, sự tuân thủ các hướng dẫn điều trị của mẹ bầu cũng quyết định kết quả. Nếu có dấu hiệu bóc tách bánh nhau nhưng túi phôi vẫn còn và thai vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bạn chỉ nghỉ ngơi, kiêng quan hệ tình dục, ăn uống bồi bổ… để tăng khả năng giữ được thai.
Khi thai bị bóc tách, thai phụ nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ
Tỷ lệ bóc tách túi thai 30%
Nếu tỷ lệ bóc tách khoảng 30% trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai lưu, động thai, sảy thai có thể lên đến 50%.
Tỷ lệ bóc tách túi thai 50%
Nếu tỷ lệ bóc tách túi thai 50%, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nguy cơ sảy thai lên đến 90%, rất khó giữ được thai.
Có cách nào đề phòng thai bóc tách không? Theo bác sĩ Nam: Bóc tách túi thai gây ra do nhiều nguyên nhân, có thể do thai không thể tiếp tục phát triển, chết đi và đẩy ra khỏi tử cung hoặc cũng có thể có một số yếu tố nguy cơ từ mẹ làm tăng khả năng xảy ra bất thường. Vì vậy, không có cách cụ thể nào có thể góp phần giúp đề phòng tình trạng bóc tách túi thai. Khi mang thai, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ và nên đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Khi nghi ngờ bị bóc tách túi thai, mẹ bầu nên đi đến bệnh viện để khám và được tư vấn từ bác sĩ một cách cẩn thận. Bên cạnh đó, các mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!