Đối với các mẹ, thai 9 tuần tuổi, không còn cảm giác thèm ăn có thể khiến bạn sụt cân đấy! Bạn cũng nên cân nhắc thay những bộ quần áo rộng hơn vì bụng bạn sẽ dần lớn lên. Hãy tìm hiểu và mua sắm quần áo phù hợp để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.
Sự phát triển của thai 9 tuần tuổi
Kích thước của bé
Thai 9 tuần tuổi đã lớn bằng một trái nhãn với chiều dài khoảng 2.3 cm và nặng khoảng 1.9g
Cẩm nang mẹ bầu: Thai 9 tuần tuổi
Quá trình phát triển
Sau đây là những điều bạn càn biết về bé ở giai đoạn này:
- Bé không còn là phôi thai nữa mà là một bào thai -vâng, một đứa trẻ sống, đang thở, đang lớn lên trong dạ con của bạn.
- Gương mặt của bé đang hình thành nhanh chóng và rõ ràng hơn. Đầu và cổ bé bắt đầu cương cứng và bạn có thể nhận thấy điều này thông qua siêu âm.
- Khi siêu âm bạn cũng có thể bắt đầu thấy được nhịp tim của bé. Trái tim bé lúc này đã chia thành bốn ngắn và van đang bắt đầu hình thành.
- Các cơ quan khác như gan và lá lách đang phát triển.
- Núm vú và nang lông bé đang hình thành.
- Đuôi phôi ở dưới cùng của tủy sống hoàn toàn biến mất.
- Đôi khi bạn có thể thấy những hành động như là bé đang di chuyển cánh tay và chân của mình qua siêu âm. Nhưng vẫn còn quá sớm để cảm nhận được các động tác.
Hình ảnh thai 9 tuần tuổi
Sức khoẻ mẹ bầu
Ốm nghén cả buổi sáng khiến bạn mệt mỏi? Nhưng ốm nghén không chỉ xảy đến vào buổi sáng thôi đâu, nhưng đừng lo lắng, luôn có những cách giúp bạn vượt qua giai đoạn này. Tuy vậy, vẫn có những bà mẹ may mắn mang thai mà không hề có dấu hiệu ốm nghén.
Mệt mỏi, đau lưng, không có khả năng tập trung, mất ăn, hoặc thậm chí giảm cân là những dấu hiệu sẽ có thể xuất hiện với bạn ở tuần thứ 9, nhưng tất cả chỉ là việc cơ thể đang điều chỉnh với sự phát triển của em bé bên trong.
Bạn cũng có thể cảm thấy tâm trạng mình không ổn định, thường xuyên thay đổi.
Lưu ý chăm sóc trong thai kỳ
Ảnh siêu âm thai 9 tuần tuổi
Trước đó, có thể bác sĩ đã kê cho bạn một số vitamin như folate và vitamin tổng hợp để giúp cơ thể bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của em bé trong bụng. Vì vậy, một trong những cách ăn uống tốt nhất trong tuần này là ăn các bữa ăn nhỏ với chế độ dinh dưỡng lành mạnh thường xuyên hơn thay vì ba bữa chính lớn, điều này cũng giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn
Uống đủ nước là điều cần thiết và quan trọng. Nếu nước lọc làm bạn buồn nôn, bạn có thể thử nước trái cây hoặc hoặc súp và các đồ uống isotonic giúp bù đắp muối khoáng, các khoáng chất như Ma-giê, clo… Nếu bạn ốm nghén quá nặng, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn. Trong trường hợp mất nước, bạn sẽ cần phải đi truyền nước bổ sung vì vậy hãy cố gắng luôn duy trì trạng thái đủ nước cho cơ thể.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục gây ra bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn sống trong một số rãnh nhỏ tại âm đạo. Mẹ có thể không có triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn âm đạo. Nếu có, mẹ có thể thấy có chất váng mỏng màu trắng hoặc xám, có mùi hôi hoặc tanh chảy ra từ âm đạo. Mùi này thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Mẹ cũng có thể bị kích ứng hay ngứa quanh âm đạo và âm hộ, mặc dù ít nhất một nửa số phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ không có bất cứ triệu chứng nào.
Nhiễm khuẩn âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và vỡ non màng ối bao quanh em bé. Vậy nên nếu mẹ có những triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo hoặc có nguy cơ sinh non, hãy thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị bằng kháng sinh nếu kết quả của mẹ là dương tính.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!