Thai 5 tháng đạp nhiều khiến mẹ bầu không thể tránh khỏi những băn khoăn. Trong tam cá nguyệt thứ hai, việc theo dõi cử động của thai nhi là điều không thể thiếu.
Thời điểm nào thai nhi sẽ biết đạp?
Theo dõi thai máy là biện pháp đơn giản kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé. Mẹ có thể cảm nhận được tuỳ thuộc vào thể trạng của mẹ và bé. Đối với những mẹ mang thai con đầu lòng, thời điểm có thể cảm nhận thai máy vào khoảng 18-20 tuần.
Theo dõi thai máy để kiểm tra tình trạng của bé
Mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất cử động của thai nhi ở thời điểm tuần thứ 28. Cho đến sau tam cá nguyệt thứ 2, mẹ sẽ cảm thấy thai ít máy hơn trước. Lúc này thai nhi sẽ máy một cách ổn định hơn nhưng cường độ mạnh và rõ ràng hơn.
Các giai đoạn phát triển thai máy
Khi thai nhi càng lớn, mẹ sẽ càng cảm nhận rõ ràng những cử động của bé. Có 3 giai đoạn thai máy mà mẹ có thể cảm nhận được:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn thai máy đầu tiên (tuần 7-8 của thai kỳ). Lúc này mẹ có thể chưa cảm nhận được rõ ràng cử động của bé. Thai máy ở giai đoạn này rất nhẹ và không đều đặn.
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn thai máy rõ ràng (tuần 16-22 của thai kỳ). Ở thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận được thai máy một cách rõ ràng với những cử động không đều đế những cử động đều, từ nhẹ đến mạnh.
Thời điểm này cũng là lúc mà mẹ nên học cách theo dõi thai máy để hiểu hơn về tình trạng sức khoẻ của bé. Mẹ nên theo dõi thai máy tối thiểu 1 lần trong ngày. Mẹ chỉ cần bỏ ra 30 phút liên tục là có thể đếm được số lần thai cử động.
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn thai máy mạnh mẽ (tuần 30-38 của thai kỳ). Đây là lúc thai máy biểu hiện mạnh mẽ, mẹ sẽ thấy những cơn quẫy đạp, xoay trở mình. Mẹ cần phân biệt rõ lúc nào thai máy và tránh nhầm lẫn với những cơn gò tử cung.
Thai 5 tháng đạp nhiều có sao không?
Thai 5 tháng đạp nhiều có sao không là một băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Vào tuần thứ 8, thai nhi bắt đầu có những cử động. Tuy nhiên, đây chỉ là những cử động nhẹ nhàng nên mẹ hầu như không thể cảm nhận được. Khi bé phát triển hệ cơ xương, khớp thì cử động trở nên mạnh mẽ hơn. Lúc này mẹ có thể cảm nhận được cử động này ở tháng thứ 5 của thai kỳ.
Thai nhi đạp nhiều có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố
Các yếu tố bên ngoài làm cho thai máy nhiều
- Mẹ ăn no: Đây là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi trong bụng dễ đạp nhiều hơn bình thường. Lý do là bởi mọi hoạt động của hệ tiêu hóa đều có thể khiến thai nhi cảm thấy khó chịu.
- Tư thế của mẹ bầu: Tư thế nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp tăng cường hoạt động truyền máu và chất dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi. Điều này khiến thai nhi trong bụng cử động nhiều hơn để phản ứng lại. Do đó, thai 20 tuần đạp nhiều hơn và mạnh hơn khi mẹ nằm ở tư thế này.
- Môi trường bên ngoài quá ồn: Đạp nhiều cũng được xem là một trong những phản ứng của thai nhi với tiếng ồn xung quanh. Chính vì thế, nếu mẹ đến nơi có tiếng ồn, thai sẽ đạp nhiều hơn bình thường.
Không ít mẹ bầu cho rằng thai nhi tháng thứ 5 càng đạp nhiều là càng khoẻ mạnh. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng chính xác. Có những trường hợp thai nhi trong bụng đạp nhiều là con bị ngạt thở hoặc bị dây rốn quấn quanh cổ.
Đây là những trường hợp rất nguy hiểm. Nếu không có biện pháp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc sảy thai.
Thai nhi đạp như thế nào là bình thường?
Mẹ bầu có thể tự theo dõi thai máy có bình thường hay không
- Thai máy bình thường khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Ba lần trong một ngày.
- Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.
- Trong 1 giờ có trên 4 cử động thai cho thấy thai nhi khỏe mạnh.
- Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước (thai nhi vẫn khỏe mạnh).
- Nếu mẹ cảm thấy thai nhi trong bụng đạp nhiều hơn bình thường, mẹ nên đến các trung tâm y tế để được kiểm tra cụ thể. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm kỹ càng thì mới giúp mẹ có được câu trả lời chính xác.
Theo dõi những cử động của thai nhi trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ hiểu và nắm kỹ về tình trạng sức khoẻ của con. Nếu mẹ cảm thấy có những dấu hiệu bất thường như thai nhi đạp quá nhiều hoặc quá ít thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám một cách kỹ lưỡng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!