Mẹ mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục có đáng lo không? Dịch âm đạo thay đổi màu sắc trong thai kỳ cũng phản ánh sức khoẻ sinh sản của mẹ bầu. Các mẹ hãy để quan sát và theo dõi hiện tượng bất thường của khí hư để kịp thời can thiệp nhé.
6 loại màu sắc cơ bản của dịch âm đạo
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và từng giai đoạn của kỳ kinh/ giai đoạn mang thai, dịch âm đạo có màu, mùi và độ kết dính khác nhau. Chị em có thể tham khảo 6 loại màu sắc cơ bản của dịch âm đạo dưới đây:
Dịch âm đạo/khí hư trong suốt như lòng trắng trứng gà (gần như không màu)
Chị em khi quan sát thấy dịch âm đạo của mình có màu như lòng trắng trứng gà, không có mùi hôi bất thường, không gây ngứa rát thì hoàn toàn có thể yên tâm là “cô bé” của mình hoàn toàn khoẻ mạnh.
Thông thường, khí hư trong suốt thường xuất hiện vào giai đoạn người phụ nữ rụng trứng, được kích thích tình dục (để bôi trơn “cô bé”) hay trong giai đoạn mang thai. Phụ nữ có thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng trong thì không có gì phải lo ngại.
Khí hư có màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng
Nếu dịch âm đạo có màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng thì chị em cần theo dõi thêm về mùi và phản ứng của cơ thể để biết được mình có cần đi khám phụ khoa hay không. Trường hợp khí hư không có mùi hôi và không gây ngứa thì cơ thể chị em hoàn toàn bình thường. Còn nếu cảm thấy chỗ đó bị ngứa, có mùi gắt hoặc hôi, dịch nhầy đặc cứng như phô mai, thì rất có thể bạn bị nhiễm nấm âm đạo và cần phải đi khám.
Có màu hồng/nâu trong khí hư
Dấu hiệu có thai sớm có thể được phát hiện qua “máu báo” – một vài giọt màu hồng/nâu lẫn trong khí hư (chứa một chút máu). Ở một số chị em, dịch âm đạo cũng có thể có chút màu hồng sau khi trứng rụng, hoặc sau khi chị em quan hệ tình dục với sự cọ xát mạnh. Khí hư cũng có thể còn sót chút máu hồng/nâu sau những ngày “đến tháng” của chị em – mà chúng ta thường gọi là rong kinh.
Dịch nhầy màu vàng đậm hoặc xanh lục
Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng thường đi kèm với triệu chứng vón cục, gây mùi hôi khó chịu, ngứa âm đạo… cảnh báo “cô bé” bị nhiễm khuẩn hoặc có bệnh lây qua đường tình dục.
Khí hư màu xám/trắng đục
“Cô bé” ra dịch nhầy màu xám/trắng đục, lợn cợn như bã đậu, có mùi khó ngửi, có thể kèm ngứa, sưng… thường là do nhiễm khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo có thể gặp ở những phụ nữ có thai trong tam cá nguyệt thứ ba (do nội tiết tố thay đổi nhiều), hoặc những người hay thụt rửa âm đạo làm đảo lộn sự cân bằng môi trường trong âm đạo; hay những người có quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc…
Dịch âm đạo màu đỏ sẫm
Trừ những ngày “đèn đỏ”, chị em bị ra máu kinh, những ngày còn lại trong chu kỳ kinh nguyệt không có lý do gì để một người có sức khoẻ bình thường bị ra khí hư có màu như máu kinh cả. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy đi khám phụ khoa ngay vì rất có thể bạn mắc một trong những bệnh sau đây: nhiễm trùng cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…
Nguy cơ khi mẹ mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục
Càng gần lúc lâm bồn, mẹ bầu càng có nhiều thay đổi về hormone trong cơ thể, cộng thêm việc xương chậu mở rộng hơn, bé xuống vị trí sâu hơn để chuẩn bị cho lúc chào đời,… nên vùng kín của mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn những tháng trước. Việc này có thể gây nhiễm khuẩn âm đạo cho các mẹ và việc thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục cũng là điều có thể dự đoán được.
Ngoài ra 1 số mẹ mang thai ở tuần thứ 39 còn ra dịch nhầy màu vàng hoặc xanh kèm các biểu hiện khác như vùng kín có mùi hôi, ngứa rát… Các mẹ hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc sản khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé.
Mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa dễ ảnh hưởng đến em bé khi chào đời
Một số trường hợp mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nhưng không chữa trị triệt để, để đến khi sinh con ra và gây biến chứng cho đứa trẻ là điều đáng tiếc.
Bệnh viêm phụ khoa do vi khuẩn là bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, với tỷ lệ mắc bệnh khá cao (cứ 5 người thì có 1 người bị). Do thay đổi hormone, các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, gây viêm nhiễm âm đạo, dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến cho mẹ bầu: vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh, con sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung sau khi sinh qua ngả âm đạo hoặc sinh mổ.
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục?
Các chị em cần đi khám phụ khoa để chữa triệt để bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Bên cạnh đó, để giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh cho tới khi sinh bé, các mẹ cần thực hiện những điều sau:
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo, lau rửa từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn), không làm ngược lại
- Chọn quần lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, kích cỡ vừa vặn
- Tránh dùng các dung dịch vệ sinh hay xà phòng có chất tẩy rửa mạnh
- Ăn nhiều sữa chua bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường ngăn ngừa viêm âm đạo hiệu quả
- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo
- Tránh quan hệ vợ chồng khi bị viêm phụ khoa
Lời kết
Viêm nhiễm phụ khoa là điều dễ gặp ở mẹ bầu những tháng cuối do thay đổi hormone, bạn không có gì phải xấu hổ về vấn đề này. Hãy mạnh dạn đi khám, chữa triệt để bệnh trong lúc mang thai để tránh biến chứng cho con lúc ra đời. Chúc các chị em luôn cảm thấy tự tin với sức khoẻ sinh sản của mình!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!