X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Ra nhiều khí hư khi mang thai - Sinh lý hay bệnh lý?

Mất 5 phút để đọc
Ra nhiều khí hư khi mang thai - Sinh lý hay bệnh lý?Ra nhiều khí hư khi mang thai - Sinh lý hay bệnh lý?

Ra nhiều khí hư khi mang thai khiến bà bầu cảm thấy ngứa ngáy và ẩm ướt khó chịu. Bà bầu ra nhiều khí hư đôi khi không đáng lo ngại nhưng không nên xem thường. Vì vậy mẹ bầu hãy theo dõi thật kĩ để biết chính xác mọi biểu hiện của mình có phải là dấu hiệu bất thường hay không nhé!

Nguyên nhân bà bầu ra nhiều khí hư khi mang thai

Khí hư không chỉ giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định. Mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Khí hư sinh lý có màu trắng, không mùi. Tuy nhiên sẽ có biến đổi nếu là biểu hiện của bệnh lý.

ra-nhieu-khi-hu-khi-mang-thai

  • Do thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới để phù hợp với đặc điểm cơ thể đang mang thai.
  • Trong suốt thời kỳ “bầu bí”, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn. Do đó, khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung.
  • Càng gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu. Đây là nguyên nhân mẹ bầu sẽ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối. Đôi khi, bạn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt. Những tuần cuối cùng, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ.

Khi nào ra nhiều khí hư là biểu hiện của bệnh lý?

Nếu khí hư ra nhiều nhưng không kèm theo các triệu chứng bất thường sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên cũng có khi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa ở nữ giới. Một số triệu chứng bất thường của ra nhiều khí hư khi mang thai chị em nên chú ý như sau:

  • Nếu khí hư có mùi chua, sủi bọt; khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám: Có thể bạn đang mắc phải chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa, sưng đỏ.
  • Khí hư có mùi, màu sắc khác thường, bạn bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín: Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm
  • Bạn bị ra máu: Nhiều thai phụ xuất hiện tình trạng ra máu rải rác khi mang thai. Tình trạng này có thể bình thường hoặc cũng có thể cảnh báo một nguy cơ về sức khỏe nào khác. Đôi khi, ra máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
  • Những tuần cuối của thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể bạn sẽ chuyển dạ sớm.

ra-nhieu-khi-hu-khi-mang-thai

Bà bầu nên làm gì?

  • Do khí hư ra nhiều, môi trường âm đạo khá ẩm ướt nên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín thường xuyên, ngày thay quần lót 2 lần.
  • Nên chọn những loại quần lót thông thoáng, rộng rãi thoải mái.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá mức. Vì có thể khiến môi trường âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, bà bầu nên ưu tiên rửa vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng thay vì các loại xà phòng thơm hay dung dịch vệ sinh vùng kín.
  • Khi bạn tắm, lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo.
  • Ngoài ra, bà bầu cũng không nên mặc quần bó chặt để tránh cảm giác khó chịu, nóng bức tạo điều khiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Ra nhiều khí hư khi mang thai - Sinh lý hay bệnh lý?

Lưu ý

Bạn không nên tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.

Có nhiều lời khuyên cho rằng chị em có thể dùng nước chè xanh rửa vùng kín tuần 1-2 lần, tình trạng này sẽ giảm bớt. Tóm lại, tình trạng khí hư ra nhiều khiến chị em cảm thấy khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến viêm nhiễm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, hãy cố gắng vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong suốt thai kỳ và đi thăm khám kịp thời nếu cần thiết mẹ nhé!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Xem thêm

Chỉ số nước ối qua các tuần thai và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối

Bà bầu ăn chay – Có tốt cho sức khoẻ thai kỳ không?

Mẹ bầu ho nổ cổ – Chữa ho kiểu gì đây để không làm hại thai nhi?

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Thời kỳ mang thai
  • /
  • Ra nhiều khí hư khi mang thai - Sinh lý hay bệnh lý?
Chia sẻ:
  • Khí hư khi mang thai xuất hiện nhiều có phải biểu hiện nguy hiểm?

    Khí hư khi mang thai xuất hiện nhiều có phải biểu hiện nguy hiểm?

  • Khí hư khi mang thai có màu gì, khí hư như thế nào là bất thường?

    Khí hư khi mang thai có màu gì, khí hư như thế nào là bất thường?

app info
get app banner
Author Image

ngocanh

Ngọc Ánh là một trong những cây viết kỳ cựu của cộng đồng bố mẹ châu Á theAsianparent Việt Nam. Chị đã có là mẹ của hai cô con gái xinh xắn đáng yêu, đồng thời là một nhà giáo mẫu mực. Những thông tin chị chia sẻ trong các bài viết của mình đều dễ hiểu và chi tiết nhất để người đọc có thể tiếp nhận dễ dàng. Chị có thế mạnh về mảng kiến thức cho mẹ mang thai và quá trình chăm sóc, nuôi dạy con cái. Chính kinh nghiệm bản thân cùng với thái độ ham học hỏi và không ngừng trau dồi của mình đã giúp những bài viết của chị Ánh luôn được đón nhận tích cực.
  • Khí hư khi mang thai xuất hiện nhiều có phải biểu hiện nguy hiểm?

    Khí hư khi mang thai xuất hiện nhiều có phải biểu hiện nguy hiểm?

  • Khí hư khi mang thai có màu gì, khí hư như thế nào là bất thường?

    Khí hư khi mang thai có màu gì, khí hư như thế nào là bất thường?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục mang thai dành cho bạn