Thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng có phải là dấu hiệu rỉ ối hay vỡ ối? Thực chất việc mẹ bị ra dịch nhầy màu vàng ở tuần thai thứ 36 không phải là triệu chứng rỉ ối nhưng lại có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Nội dung bài viết:
- Thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng có phải là bị rỉ ối?
- Nguyên nhân mẹ bầu bị ra dịch nhầy màu vàng khi mang thai
- Tình trạng này có nguy hiểm không?
- Nên làm gì trong trường hợp này?
Thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng có phải dấu hiệu rỉ ối?
Thực chất, dịch ối có màu trắng trong, có thể đi kèm với chất nhầy hay một ít máu và đặc biệt là không có mùi. Nếu bạn thấy thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng thì đây chưa phải là dấu hiệu rỉ ối.
Bạn có thể chưa biết:
Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Chị em hoang mang vì mới mang thai bị ra dịch màu nâu! Nguyên nhân vì đâu?
Trường hợp dịch nhầy màu vàng có mùi khai hoặc mùi tanh thì đó có thể là khí hư cùng với một ít nước tiểu bị són khi mẹ mang thai tháng cuối. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng thì nguyên nhân do đâu nhé!
Thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng nguyên nhân do đâu?
Nồng độ estrogen quá cao
Mẹ bầu thường có nồng độ estrogen tăng cao khi có mỡ thừa trong cơ thể, căng thẳng, nóng giận khi mang thai, chế độ ăn ít chất xơ hoặc thậm chí là hệ thống miễn dịch yếu. Nồng độ estrogen quá cao sẽ khiến mẹ bị ra dịch màu vàng có mùi hôi khi mang thai.
Viêm nhiễm âm đạo
Khi mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến nồng độ pH của vùng âm đạo, khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm âm đạo và tiết ra dịch nhầy màu vàng kèm theo mùi hôi, ngứa ngáy, đỏ và sưng âm hộ.
Viêm âm đạo do nấm hay vi khuẩn gây ra khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và mẹ có thể bị nhiễm trùng tử cung sau sinh.
Mẹ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Thai phụ tháng cuối bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là cực kỳ nguy hiểm. Một số dạng chính của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) bao gồm: Trichomonas, nhiễm nấm chlamydia và bệnh lậu ,… Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ sinh ra rất dễ bị lây nhiễm từ mẹ, từ đó khiến con dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh làm cho thai phụ tiết ra dịch nhầy màu vàng kèm mùi hôi tanh khó chịu, hơn nữa còn gây ra các hiện tượng như tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu sẫm màu,…
Viêm vùng chậu
Nếu mẹ ra dịch nhầy màu vàng kèm mùi hôi và đau tức vùng bụng ở tháng cuối thai kỳ thì đây có thể là dấu hiệu mẹ đã bị viêm vùng chậu. Hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để thực hiện các xét nghiệm nhằm kiểm tra tình trạng bệnh và điều trị kịp thời mẹ nhé.
Mụn cóc sinh dục
Bệnh mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện cả khi chị em đang mang bầu. Phụ nữ mắc bệnh mụn cóc sinh dục sẽ bị ảnh hưởng đến việc sinh nở, khiến chị em khó sinh hơn bình thường. Đồng thời trẻ sinh ra có khả năng nhiễm bệnh từ mẹ là rất cao. Triệu chứng điển hình của bệnh này là âm đạo tiết khí hư màu vàng, ngứa ngáy và có mùi hôi.
Bạn có thể chưa biết:
Ra dịch màu nâu khi mang thai 7 tuần có phải dấu hiệu sảy thai sớm?
Ra dịch khi mang thai có thật sự nguy hiểm như mọi người vẫn nghĩ?
Tình trạng ra dịch nhầy màu vàng khi mang thai tuần 36 có nguy hiểm không?
Thực chất, việc tiết ra dịch âm đạo là cơ chế riêng của cơ thể nhằm loại bỏ các tế bào chết, vi khuẩn để giữ cho khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Nếu như trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, dịch tiết âm đạo của mẹ bầu thường không màu hoặc có màu trắng đục thì ở tam cá nguyệt thứ ba, dịch tiết ra đôi khi sẽ có màu vàng nhạt, kết cấu hơi đặc và điều này được xem là bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.
Nếu ra nhiều dịch vàng khi mang thai kèm các dấu hiệu như âm đạo có mùi hôi, dịch nhầy có bọt, đặc hơn bình thường, âm đạo ngứa ngáy, mẹ bầu mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Việc được bác sĩ sản phụ khoa thăm khám và đề ra phương án chữa trị kịp thời sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ thai khỏi các trường hợp xấu xảy ra.
Mẹ nên làm gì?
Khi bị ra dịch vàng khi mang thai tháng cuối, bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân và thăm khám thì mẹ nên có các biện pháp đảm bảo vệ sinh vùng kín:
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày, luôn giữ vùng kín khô ráo, không bị ẩm ướt; không thụt rửa sâu bên trong âm đạo
- Hạn chế các sản phẩm có mùi hương, chất khử mùi, nước hoa vùng kín, không lạm dụng nước rửa phụ khoa
- Chọn đồ lót rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt, không mặc đồ lót quá chật
- Bổ sung thêm hoa quả, rau xanh vào thực đơn để tăng sức đề kháng
- Hạn chế vận động mạnh
- Nếu ra dịch nhầy màu vàng kèm theo các biểu hiện bất thường như đau buốt vùng kín, âm đạo có mùi hôi, khó chịu khi đi tiểu… thì nên đi khám ngay
Nhìn chung, mẹ cần chú ý một điều: nếu thấy khí hư tại vùng âm đạo thì nên xem xét đến những vấn đề phụ khoa. Đặc trưng khi mang thai tháng cuối ra dịch nhầy màu vàng khá nhiều kèm theo những triệu chứng trên thì mẹ bầu bắt buộc đi trị liệu y bác sĩ ngay. Điều này sẽ giúp phòng được nguy cơ bị những bệnh hiểm nguy, bảo đảm bé chào đời an tâm, khỏe khoắn.
Kết luận
Như vậy, thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng không phải là triệu chứng rỉ ối nhưng lại có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Để an toàn, mẹ bầu cần thường xuyên khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường trong cơ thể và điều trị kịp thời nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!