Thai 36 tuần canxi hóa độ 2 có ảnh hưởng nghiêm trọng gì tới sự phát triển của thai nhi hay không? Các chỉ số và hướng dẫn chi tiết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này và các cách giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng canxi hóa bánh nhau ở những tuần cuối của thai kỳ.
Những chỉ số thai ở tuần 36 an toàn mà mẹ bầu cần biết
Ở tuần thứ 36, em bé của mẹ đã có kích cỡ khá lớn. Nếu có thể, mẹ hãy tưởng tượng là giờ đây bé giống như một quả dưa gang dài và to đang nằm trong bụng mình. Chiều dài trung bình của thai nhi tầm 47-48cm và nặng khoảng 2,6-2,9kg.
Cũng trong thời gian này, mẹ cần theo dõi các chỉ số của thai nhi đã có thể đánh giá tình hình sức khỏe bé theo từng ngày. Cụ thể như sau:
Chỉ số thai tuần 36+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 64- 76mm, trung bình 68mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-358mm, trung bình 322mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 309-347mm, trung bình 328mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2335-3291g, trung bình 2813g
Chỉ số thai thai tuần 36+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 77mm, trung bình 68mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-361mm, trung bình 324mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2360-3327g, trung bình 2844g
Chỉ số thai tuần 36+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65- 77mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-363mm, trung bình 325mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 310-348mm, trung bình 329mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2386-3363g, trung bình 2874g
Chỉ số thai tuần 36+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 83-95 mm, trung bình 89mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65- 77mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-336mm, trung bình 326mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 311-349mm, trung bình 330mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2411-3399g, trung bình 2905g
Chỉ số thai tuần 36+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65-78mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-369mm, trung bình 327mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 312-350mm, trung bình 331mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2437-3435g, trung bình 2936g
Chỉ số thai tuần 36+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 65-78mm, trung bình 69mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-372mm, trung bình 328mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 313-351mm, trung bình 332mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2462-3471g, trung bình 2967g
Chỉ số thai tuần 36+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84-96 mm, trung bình 90mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 66- 79mm, trung bình 70mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 285-374mm, trung bình 330mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 313-352mm, trung bình 332mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2488-3507g, trung bình 2997g
Các chỉ số của bé có thể sẽ xê dịch so với trung bình trên một chút thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây chỉ là những con số tương đối để theo dõi mức độ phát triển bình thường của bé mà thôi.
Canxi hóa độ 2 là như thế nào?
Canxi hóa bánh nhau là hiện tượng canxi lắng đọng giữa bánh nhau và cơ tử cung và là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa. Điều này có sự liên quan mật thiết đến tuổi của thai nhi và cho thấy bé đã đủ tháng để chào đời.
Canxi hóa bánh nhau diễn ra xuyên suốt thai kỳ nhưng hiện tượng này chỉ được chẩn đoán chính xác nhất khi mẹ siêu âm ở khoảng thời gian cuối thai kỳ. Tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều. Trường hợp bánh rau bị canxi hóa độ 2 thường xảy ra khi tuổi thai 37,6 tuần (+/- 2,7 tuần).
Thai 36 tuần canxi hóa độ 2 liệu có nguy hiểm cho thai nhi?
Mức độ canxi hóa nhau thai tăng dần theo tuổi thai và đến giai đoạn cuối thai kỳ (>38 tuần) thường bà bầu bị vôi hóa độ III. Cụ thể là:
- Canxi hóa nhau thai độ 0: tuổi thai khoảng 31 tuần (+/- 1 tuần)
- Vôi hóa nhau thai độ 1: tuổi thai 34 tuần (+/- 3,2 tuần)
- Canxi bánh rau độ 2: tuổi thai 37,6 tuần (+/- 2,7 tuần)
- Vôi hóa bánh rau độ 3: tuổi thai 38,4 tuần (+/- 2,2 tuần)
Mẹ bầu mang thai 36 tuần canxi hóa độ 2 vẫn được xem là nằm ở ngưỡng an toàn. Chỉ trong các trường hợp canxi hóa sớm hơn 36 tuần với mức độ vôi hóa độ 3 thì mới được xếp vào tình trạng đáng lo ngại bởi sự vôi hóa nhau thai diễn ra sớm hơn so với tuổi thai nhi. Khi đó biến chứng nguy hiểm xảy ra với em bé càng lớn, trong đó thường gặp là cân nặng bé khi sinh nhỏ, xuất huyết sau sinh, suy thai,…
Vôi hóa nhau thai tuần 37 trở đi có thể được gọi là an toàn. Thai nhi đã trưởng thành hoàn toàn và có thể không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro nào. Tuy nhiên, em bé nên được sinh trước tuần 42. Bởi kể từ khi vôi hóa nhau thai làm cho nhau thai không có khả năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Việc cung cấp oxy không đủ cũng có thể gây rủi ro cho não của em bé.
Mẹ bầu cần làm gì khi bị canxi hóa độ 2?
Với những mẹ bầu ở tuần thai thứ 36 và bị canxi hóa độ 1 hoặc độ 2 thì chưa nên quá lo lắng, suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Bạn chỉ cần đi khám thai định kỳ và theo dõi bình thường vì bắt đầu từ tuần này, bạn hoàn toàn có thể chuyển dạ và sinh con bất kỳ lúc nào. Thêm vào đó, hiện tượng canxi hóa bánh nhau ở mức độ này thường không ảnh hưởng nhiều đến trao đổi chất của thai nhi nữa.
Một lưu ý quan trọng là mẹ bầu nên uống nhiều nước trong ngày (2-2,5 lít), tiếp tục chế độ dinh dưỡng với các nhóm chất cần thiết và chuẩn bị tinh thần thoải mái cho cuộc “vượt cạn” sắp tới là đủ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!