X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì?

Mất 7 phút để đọc
Tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì?

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, chế độ dinh dưỡng vẫn được mẹ bầu chú trọng khá nhiều. Vậy, mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đặc điểm thai kỳ tuần thứ 16

Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sau 15 tuần hình thành các cơ quan, đến tuần thứ 16, thai nhi nặng khoảng 100g, dài khoảng 12cm. Tương đương với kích thước của một quả bơ. Thai nhi đã có đủ cơ bản não, thận, tủy sống, mắt, ngón chân, ngón tay, phổi, tim, …

Thai-16-tuan-nen-an-gi

Dù mắt còn nhắm nghiền, bé cũng đã cảm nhận được ánh sáng mặt trời. Thậm chí, mắt bé có thể cử động nhẹ nhàng. Các mảng da đầu đã bắt đầu cố định, có thể bạn chưa thấy rõ tóc. Xương đang chuyển dần từ dạng sụn dẻo thành xương cứng.

Nhịp tim thai nhi khoảng 150 – 180 lần/phút. Mỗi ngày, tim bơm khoảng 24 lít máu. Lưu lượng tăng dần cùng với sự phát triển của thai nhi.

Có thể nói, thai tuần 16 sẽ bắt đầu một giai đoạn “phát triển bứt phá”. Vì thế, mẹ bầu cần cung cấp đủ dưỡng chất để bé phát triển tốt nhất.

Cơ thể mẹ tuần 16 của thai kỳ có thay đổi gì?

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, thai trở nên to hơn. Tử cung của mẹ sẽ đẩy mạnh vào cơ hoành và chen chỗ với phổi. Khi mẹ hít thở, phổi không được mở rộng hoàn toàn. Vì vậy mẹ sẽ thường xuyên thấy khó thở. Đồng thời, tử cung cũng đè nặng lên ruột gây tình trạng táo bón. Áp lực của bụng dưới chèn lên vùng xương chậu khiến mẹ dễ bị choáng, nặng nề.

Bụng của mẹ bầu đã tăng từ 2,5kg lên 3kg. Xuất hiện các vết rạn da do kích thước bụng tăng nhanh. Mẹ sẽ cảm nhận rõ thai máy dưới làn da bụng. Từ những chuyển động này, mẹ bầu cũng cảm nhận được sợi dây liên kết giữa mẹ và con.

Đau bụng, căng tức ngực, dễ mất thăng bằng, khô mắt, … thường gặp ở mẹ mang thai tuần 16.

Mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì?

Thực phẩm giàu axit folic

Không chỉ trước khi mang thai mà trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên bổ sung thường xuyên axit folic. Súp lơ xanh, ngũ cốc, rau cải bó xôi, bơ, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối… rất giàu axit folic.

Thai-16-tuan-nen-an-gi

Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo lành mạnh giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân. Bé sinh ra sẽ không bị hạn chế nhận thức và thần kinh. Axit béo omega 3, 6, 9 có nhiều trong cá hồi, dầu cá, các loại hạt và dầu oliu, …

Thực phẩm giàu sắt

Trong quá trình vận chuyển và tái tạo máu trong cơ thể, sắt đóng vai trò quan trọng. Thiếu sắt, mẹ bầu sẽ mệt mỏi, xanh xao. Lâu ngày, mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sinh non.

Mỗi ngày mẹ nên bổ sung 45-90mg. Sắt có nhiều trong thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, ….

Thực phẩm giàu canxi

Đây là giai đoạn bứt phá về khung xương, chiều cao. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung canxi đủ 1200mg/ngày. Mỗi mẹ bầu sẽ có khả năng hấp thu canxi khác nhau. Do đó, mẹ nên chú ý để bổ sung canxi phù hợp.

Thai-16-tuan-nen-an-gi

Những thực phẩm giàu canxi là:

  • Tôm đồng, dê tươi, cua đồng, trứng
  • Cà rốt, rau cần
  • Sữa bột, sữa, sữa đậu nành: mẹ cần bổ sung 6 đơn vị sữa/ngày. Nếu không dung nạp đường lactose, mẹ có thể tập uống sữa với lượng tăng dần. Hoặc thay thế bằng sữa chua

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có tác dụng đặc biệt tốt cho sự phát triển các tế bào trong thai kỳ, các giác quan của thai nhi và hoàn thiện chức năng ADN.

Bổ sung kẽm giúp mẹ và bé tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế khả năng nhiễm bệnh. Nếu thiếu kẽm, mẹ có thể bị sảy thai, nhiễm độc thai nghén. Bé thiếu kẽm sinh ra cũng thấp bé nhẹ cân, không phát triển toàn diện.

Tiêu chuẩn kẽm cho mẹ bầu mỗi ngày là 11-13mg. Các thực phẩm giàu chất kẽm gồm ngũ cốc nguyên cám, tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc kích thích ruột già hoạt động, tăng khả năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất xơ cũng tham gia vào quá trình thải các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể. Mẹ bầu sẽ giảm nguy cơ về các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết, táo bón. Thậm chí, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu do ốm nghén nếu cung cấp đủ chất xơ.

Rau, hoa quả, ngũ cốc, khoai củ, … là những thực phẩm giàu chất xơ.

Đa dạng vitamin

Vitamin A có trong trứng, cá, sữa hoặc rau củ có màu đậm. Bổ sung vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì?

Vitamin nhóm B hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng sự phát triển và bài tiết sữa mẹ. Trong các loại đậu, ngũ cốc, bột mì, bột đậu xanh, vitamin B2 trong thức ăn có nguồn gốc động vật, vitamin B6 trong ruốc thịt, thịt gà, ngô, …

Tăng cường hệ miễn dịch với các chất chống oxy hóa trong vitamin C như: cam, chanh, quýt, bông cải xanh, …

Vitamin D giúp mẹ giảm nguy cơ bị tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm trùng âm đạo. Thai nhi đủ vitamin D sinh ra sẽ ít bị sâu răng, nhẹ cận, hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp, … Vitamin D dồi dào trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, bông cải xanh, nước cam, …

Lưu ý cho chế độ dinh dưỡng mẹ mang thai 16 tuần

Bên cạnh những dưỡng chất trên, mẹ mang thai 16 tuần nên:

  • Hạn chế dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Giảm sử dụng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi
  • Mẹ bầu bị phù, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, … nên hạn chế ăn mặn
  • Không nên quá kiêng khem để tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi
  • Đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mỗi bữa ăn chính nên có ít nhất 10 loại thực phẩm

Bên trên là lời giải đáp cho thắc: “Mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì?”. Cân đối thành phần dinh dưỡng để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nhé!

Xem thêm:

  • Mẹ nên chú ý gì khi chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng giữa?
  • Phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ nên làm gì?
  • Khám thai tuần 16 gồm những kiểm tra quan trọng nào?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • 3 tháng giữa
  • /
  • Tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ mang thai 16 tuần nên ăn gì?
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it