Tâm lý ảnh hưởng đến sảy thai là chuyện được nhiều mẹ bầu quan tâm trong thời gian gần đây. Nếu biết cách làm chủ được tâm lý, mẹ sẽ bảo vệ thai kỳ của mình an toàn và khoẻ mạnh.
Tâm lý ảnh hưởng đến sảy thai và những nguyên nhân khác
Căng thẳng tâm lý là từ chỉ chung những thách thức về tâm lý. Đó có thể là chấn thương tâm lý, những vấn đề xã hội, những lo lắng về tài chính, bất hòa trong quan hệ hôn nhân, áp lực trong công việc, …. Với mẹ bầu, căng thẳng khi mang thai lần đầu là điều rất phổ biến.
Đây là một tình huống mà không mẹ bầu nào muốn mình rơi vào. Sảy thai là hiện tượng mẹ bầu mất đi bào thai trong vòng 20 tuần đầu tiên, kể từ khi mang thai.
Thực ra, không phải mẹ “bỗng dưng sảy thai”. Bất cứ hiện tượng nào xảy ra cũng có những dấu hiệu ngầm báo trước. Hoặc do mẹ không để ý, hoặc do mẹ chủ quan mà không nhận ra.
Thông thường, sảy thai sẽ xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Các yếu tố của thai nhi
- Nhiễm sắc thể trong bào thai dị thường.
- Quá trình phát triển của phôi thai không tốt.
- Thai không đảm bảo đủ dưỡng chất để phát triển.
Các yếu tố từ mẹ bầu
- Chấn thương trực tiếp/gián tiếp vào vùng bụng khi mang thai,
- Làm việc trong môi trường độc hại
- Tâm lý bất ổn: Khoảng 10-20% trường hợp sảy thai là do tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài ở mẹ.
- Viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục
- Nội tiết tố bị rối loạn trầm trọng
Tâm lý ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Gây dị tật ở thai nhi
Căng thẳng ở mẹ bầu sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy máu. Quá trình hình thành các thành tố hoá học của máu sẽ bị thay đổi dẫn đến dị tật.
Tăng nguy cơ tự kỷ của trẻ
Nếu tâm lý mẹ thất thường, hay lo lắng ưu phiền, tính cách, nhận thức và hành vi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Tâm lý và hệ thần kinh của trẻ sẽ không được phát triển bình thường.Tăng động, tự kỷ, giảm khả năng phát triển trí não, … có nguy cơ xảy ra rất cao.
Tâm lý ảnh hưởng đến sảy thai
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hormone nội tiết của mẹ thay đổi khiến mẹ bị stress. Lúc này, cơ thể sản sinh ra nhiều chất corticotropin hormone (CRH). Đây là chất cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi.
Bên cạnh đó, căng thẳng còn khiến tuyến thượng thận tạo ra Cortisol – một chất làm biến đổi nồng độ hormone progesterone. Hormone này có nhiệm vụ đảm bảo thai nhi phát triển ổn định trong 3 tháng đầu.
Khi những hormone sẽ tăng cao, chúng sẽ tạo sức cho cơ bắp của mẹ và khiến cho tim đập nhanh. Từ đó, căng thẳng sẽ dẫn đến các tác động xấu tới thai nhi và tử cung của mẹ bầu.
5 cách phòng tránh tâm lý ảnh hưởng đến sảy thai
Vận động nhẹ nhàng
Khi cơ thể hoạt động, những cảm xúc tiêu cực sẽ nhanh chóng bị tan đi. Chọn một môn thể thao vận động vừa sức sẽ mang đến cho mẹ bầu nguồn năng lượng tích cực.
Thông thường, ngồi thiền, tập yoga cho phụ nữ mang thai… là những lựa chọn tối ưu để mẹ bình tâm lại.
Trò chuyện với một chuyên gia tâm lý
Thực ra không cần phải trò chuyện với một chuyên gia tâm lý, mẹ bầu có thể tâm sự với bất cứ ai khiến mẹ tin tưởng. Mẹ bầu cứ bình tĩnh chia sẻ hết những tâm tư, những điều áp lực khiến mẹ bầu căng thẳng. Sau khi “dốc bầu tâm sự”, mẹ bầu có thể xin đối phương cách giải quyết.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ xua đi cảm giác căng thẳng trong lòng. Rau lá xanh, các loại thịt đỏ, trứng, cá mòi và đậu, thực phẩm giàu chất sắt, … sẽ giúp mẹ và bé mạnh khoẻ hơn.
Những thực phẩm giàu chất xơ cũng mang đến cho mẹ bầu lượng calo lý tưởng. Khi cơ thể tràn đầy năng lượng, tâm lý cũng khởi sắc theo.
Hoà mình trong âm nhạc
Âm nhạc, nhất là những bản nhạc không lời, luôn có sức mạnh không ngờ. Nếu mẹ có thể ngân nga vài bài mà mình thích, điều này quá tốt! Hoặc chỉ cần nghe bài nhạc hay, giai điệu trầm ổn có thể giúp mẹ làm giảm nồng độ cortisol.
Thư giãn
Hãy làm điều mình cảm thấy thích nhất! Tắm bồn nước ấm, đi dạo vườn hoa, pha một bình trà, đọc một quyển sách… Hoặc chỉ đơn giản là ăn một món ngon. Làm điều mình thích sẽ giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn rất nhiều.
Nếu như 5 cách trên vẫn không hạn chế được nguy cơ tâm lý ảnh hưởng đến sảy thai , mje bầu hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khoẻ mạnh nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!