Bác sĩ giải đáp lý do bé biếng ăn chậm tăng cân và giải pháp hoàn hảo cho mẹ

Biếng ăn là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ. Biểu hiện của các bé biếng ăn là: không chịu ăn, quấy khóc hoặc ăn ít hơn nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi, thời gian một bữa ăn kéo dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao bé biếng ăn chậm tăng cân dù cho mẹ đã cho con ăn những món bổ dưỡng nhất, những loại sữa tốt nhất? Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì? Lời khuyên của bác sĩ cho tình trạng này là: xác định nguyên nhân biếng ăn, tránh ép con ăn nhiều hơn,…

theAsianparent Việt Nam giới thiệu bài viết của Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và Founder tại H&H Nutrition. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ
  • Tại sao trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
  • Biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Vấn đề ăn uống của trẻ từ 1 tuổi trở lên luôn được các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là những bé biếng ăn, có thể trạng thấp bé hơn so với các bé cùng độ tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ biếng ăn, từ đó có thể tìm được giải pháp phù hợp để khôi phục lại thói quen ăn uống bình thường của trẻ.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ

Biếng ăn là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ. 

Dấu hiệu biếng ăn ở độ tuổi 1-3

  • Thời gian ăn kéo dài: Thời gian mỗi bữa ăn của bé biếng ăn thường kéo dài hơn 30 phút. Ba mẹ nên quan sát để phát hiện sớm dấu hiệu con biếng ăn.
  • Cách ăn: Bé lười ăn hoặc ăn rất ít. Bên cạnh đó, con chỉ ăn một số món ăn nhất định, bé thường sẽ từ chối thử các món ăn mới.
  • Sức ăn yếu so với những bé khác: So với các bạn đồng trang lứa, sức ăn của bé sẽ yếu hơn. Vì vậy, lượng thức ăn mà bé ăn được ít hơn rất nhiều những trẻ khác.
  • Thói quen khi ăn của bé biếng ăn: Con thường có thói quen ngậm thức ăn, không chịu nuốt. Mẹ cũng hay thấy con nôn trớ hoặc cố ý phun thức ăn ra ngoài.
  • Các dấu hiệu khác: Quấy khóc, khó chịu, bứt rứt khi đến giờ ăn…

Đây là một số dấu hiệu để ba mẹ xác định xem bé có đang bị biếng ăn hay không.

Mẹ đã biết chưa?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt. Vì vậy, trẻ cần phải tập ăn dặm để tăng dinh dưỡng, giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Thậm chí khi bú sữa công thức, trẻ cũng cần phải tập ăn dặm vì sữa không thể thay thế hoàn toàn cho một bữa ăn thông thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn thiếu các chất bổ sung năng lượng trong khi trẻ vẫn phải duy trì các hoạt động hàng ngày sẽ khiến cơ thể không kịp phát triển đúng theo biểu đồ tăng trưởng bình thường. Điều này cũng dẫn đến cân nặng và chiều cao của bé sẽ thấp hơn. Chẳng hạn nếu bé thiếu vitamin và khoáng chất sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. Nếu thiếu chất đạm và axit béo omega 3, trí não của trẻ chậm phát triển và hệ miễn dịch bị suy giảm.

Tại sao bé biếng ăn chậm tăng cân?

Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ hơn 1 tuổi thường xuyên biếng ăn và bỏ ăn. Các nguyên nhân biếng ăn ở trẻ thường được chia thành các nhóm chính dưới đây:

  • Biếng ăn do bệnh lý: Trẻ hiện tại mắc các bệnh về đường tiêu hóa như (rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy,..), bệnh hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, sổ mũi, viêm họng,…), bệnh nhiễm trùng (nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sốt rét, sốt xuất huyết,…). Các bệnh lý khác làm trẻ uể oải, mất vị giác và ăn không ngon
  • Biếng ăn do sinh lý: Trẻ từ 1 tuổi, cơ thể trẻ phát triển để dần hoàn thiện. Lúc này, bé đã mọc răng và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động vui chơi và thể chất,… làm trẻ lơ là việc ăn uống, không còn hứng thú với các món ăn.
  • Biếng ăn do thiếu vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, selen, các loại vitamin làm cho vị giác của trẻ giảm đi. Vì vậy, tế bào niêm mạc miệng mất đi sự nhạy cảm hương vị món ăn nên sự chuyển hóa của cơ thể giảm. Thiếu vi chất là do thời gian trẻ biếng ăn dài hoặc mẹ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng làm sữa mẹ bị giảm chất lượng khi cho con bú.

Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất dinh dưỡng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Biếng ăn do tâm lý: Trẻ có ác cảm với việc ăn uống do cha mẹ thường xuyên la mắng, dọa nạt bắt con phải ăn hết phần. Cảm giác khó chịu, bị kìm nén do áp lực học tập cũng làm nảy sinh tâm lý chán ăn.
  • Biếng ăn do thói quen ăn uống không khoa học: Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của con, cho trẻ ăn nhiều quà vặt trước khi ăn cơm, ăn không đúng giờ giấc, các món ăn không được thay đổi thường xuyên, không tập cho trẻ nhai thức ăn thô sau giai đoạn ăn bột, vừa ăn vừa xem điện thoại, máy tính bảng, cho thêm thuốc vào thức ăn,…

Mẹ đã biết chưa?

Biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Để khắc phục tình trạng bé lười ăn chậm tăng cân, ba mẹ hãy lưu ý những điều này:

  • Cha mẹ cần biết rõ về nhu cầu dinh dưỡng và dạng thức ăn của con theo từng giai đoạn.
  • Tránh ép con ăn nhiều hơn hoặc nghĩ là con biếng ăn nhưng cân nặng và chiều cao bé bình thường.
  • Tùy theo nguyên nhân trẻ biếng ăn mà cha mẹ sẽ có những biện pháp phù hợp. Chẳng hạn, nếu hiện tại trẻ đang mắc bệnh lý nội khoa nhiễm trùng (đau do mọc răng), mẹ cần chế biến những món bình thường mà con thích, thức ăn lỏng hơn để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Khi con dần hồi phục, cha mẹ cần cho trẻ ăn lại chế độ ăn như thông thường để phòng tránh thiếu chất dinh dưỡng.
  • Bổ sung vi chất khiến trẻ ăn ngon miệng như: kẽm (có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt gà, hàu, tôm, các loại đậu,…); vitamin B từ chuối, rau lá xanh đậm, măng tây; sắt từ các loại thịt, các loại rau xanh, ngũ cốc,… Ngoài ra, phụ huynh có thể bổ sung thêm men tiêu hóa và men vi sinh trong 2 tuần để hệ tiêu hóa của trẻ hồi phục lại.
  • Chế biến bữa ăn cho trẻ cần đủ 5 nhóm chất trong các loại thực phẩm. Đồng thời các bữa ăn trong ngày phải đa dạng và cân đối các nhóm chất như: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và các khoáng chất.
  • Không nên kéo dài bữa ăn hơn 30 phút. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của con. Bé nên ăn đúng giờ hoặc có thể ăn cùng với gia đình
  • Hạn chế cho trẻ bú quá no trước bữa ăn cũng như ăn nhiều quà vặt. Khi no bụng bé sẽ ăn ít hơn.

Không nên kéo dài thời gian ăn của trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ, gây nhiều hậu quả đến sự phát triển thể chất và vận động của con. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé biếng ăn để kịp thời đưa đến bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo