Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho trẻ, khiến bố mẹ hoang mang không biết nên chữa trị ở nhà hay khi nào cần đưa bé đi thông.
Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ em là gì?
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ Lê Việt Sơn, trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm tắc tuyển lệ (hay tắc lệ đạo) bẩm sinh ở trẻ là bệnh không hiếm, khoảng 4-5% trẻ mới sinh bị tình trạng này. Nhiều người nhầm tưởng các bé đẻ non hay ảnh hưởng từ nước ối bẩn trong quá trình mẹ chuyển dạ thì bị mắc bệnh này. Song thực tế đây là bệnh bẩm sinh, do có màng bít ở ống lệ đạo.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc lệ đạo
Trẻ bị tắc lệ đạo thường có một số dấu hiệu sau:
- Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt. Hiện tượng chảy nước mắt (không phải khóc) sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.
- Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi
- Giả viêm kết mạc, thường đỏ da bờ mim, trẻ hay dụi mắt
Dấu hiệu tắc lệ đạo có dễ nhận ra hay không còn do tắc hoàn toàn hay một phần. Nếu tắc một phần, có thể phải sau một thời gian bố mẹ trẻ mới nhận thấy những “đặc biệt” ở đôi mắt của con mình.
Trẻ bị tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?
Hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Nếu được phát hiện những triệu chứng bất thường, mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị tại nhà từ bác sĩ nhi khoa.
Tuy nhiên nếu trẻ lớn quá sẽ bất lợi trong việc điều trị vì việc day mắt kém hiệu quả cũng như khi thực hiện kỹ thuật thông tuyến lệ cũng khó khăn hơn do các bé hay giãy giụa. Nếu không được thông tuyến lệ, mắt trẻ sẽ dễ bị viêm nhiễm và tạo thêm tâm lý lo lắng cho gia đình.
Xử lý khi trẻ bị tắc tuyến lệ
Phần lớn các trường hợp tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong năm đầu đời. Do đó, các bác sĩ có xu hướng đề nghị điều trị bảo tồn. Trong khi theo dõi cẩn thận sức khỏe của trẻ sơ sinh. Biện pháp này sẽ cải thiện 90% tình trạng đang mắc phải.
Ngoài ra, còn có một số biện pháp cha mẹ có thể áp dụng để khai thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh như:
1. Nhỏ mắt cho bé
- Sử dụng nước muốisinh lý, dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé để lấy hết những ghèn màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé. Nên làm nhiều lần trong ngày để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ. Trong lúc làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh làm viêm nhiễm vùng mắt của bé.
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ tra mắt cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ sẽ được giải quyết triệt để khi bé từ 12 tuổi trở lên, đi kèm với các biện pháp tại nhà.
2. Day mắt trị tắc tuyến lệ cho bé
Trước khi tiến hành mát – xa, phải đảm bảo tay đã rửa sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. Mát-xa nhẹ nhàng góc mắt cho bé, bắt đầu từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển xuống phía mũi.
Nên thực hiện mát-xa cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Việc mát-xa sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ. Giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.
3. Đưa bé đến bác sĩ nếu thấy mắt bé nghiêm trọng
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh – Cha mẹ cần đưa bé đi thông
Để chữa tắc tuyến lệ cho trẻ sơ sinh tốt nhất vẫn là nên đưa bé đến khám bác sĩ. Tùy vào tình trạng của từng bé mà bác sĩ có cách điều trị riêng. Có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ vừa đảm bảo an toàn vừa có thể đạt được kết quả nhanh chóng.
Nếu trẻ bị tắc tuyến lệ, cần được điều trị sớm, trẻ lớn quá sẽ bất lợi vì việc day mắt kém hiệu quả. Việc thực hiện kỹ thuật thông cũng khó khăn hơn do các bé hay giãy giụa. Nếu không được thông, mắt trẻ dễ viêm nhiễm, lại tạo tâm lý lo lắng cho bố mẹ.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!