Có thông tin cho rằng, suy buồng trứng sớm có thể khiến chị em mất đi khả năng làm mẹ. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và có những phương án điều trị kịp thời.
Suy buồng trứng sớm là gì và những dấu hiệu nhận biết
Suy buồng trứng sớm là tình trạng chức năng buồng trứng ngưng hoạt động. Độ tuổi chị em thường mắc phải chứng bệnh này là sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi. Bệnh có thể được phát hiện sớm ngay ở tuổi dậy thì hay bẩm sinh tùy vào nguyên nhân.
Chị em có thể dễ dàng nhận biết bệnh suy buồng trứng sớm dựa vào một số dấu hiệu như nhiều năm kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít, mấy tháng mới có kinh một lần, có nhiều trường hợp không có kinh nguyệt.
Một trong những dấu hiệu nhận biết suy buồng trứng sớm là kinh nguyệt không đều
Bên cạnh đó, chị em sẽ cảm thấy bốc hỏa, dễ kích động, ra mồ hôi về đêm, giảm ham muốn chuyện yêu và âm đạo khô. Chị em cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu són hay tiểu quá nhiều. Hình ảnh siêu âm cho thấy, những chị em bị suy buồng trứng sớm thì trứng nhỏ và không phát triển được và kiểm tra thấy nồng độ estrogen giảm.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng suy buồng trứng sớm?
Yếu tố miễn dịch
Một số bệnh tự miễn có thể đi kèm là suy buồng trứng sớm như viêm tuyến giáp.
Đang điều trị bệnh
Nhiều chị em phụ nữ phải cắt bỏ cả hai bên buồng trứng. Điều này khiến cho chức năng buồng trứng bị rối loạn và gây nên hiện tượng duy buồng trứng sớm.
Suy buồng trứng sớm ngyên nhân là tự phát
Bệnh suy buồng trưng sớm có thể xuất hiện chỉ đơn giản do mất kinh nguyệt đột ngột. Trường hợp này thường xuất hiện ở độ tuổi phụ nữ sinh sản. Biểu hiện lâm sàng của nguyên nhân này là cáu gắt, khô âm đạo và hay cảm thấy bực bội, khó chịu.
Nguyên nhân suy buồng trứng sớm cũng có thể là do tự phát
Nhiễm virus
Một số loại virus như herpes simplex (HSV). Hoặc virus của bệnh quai bị cũng có thể là nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm.
Giảm cân quá mức
Hàm lượng chất béo trong cơ thể bị giảm nhanh chóng khi bạn giảm cân quá mức. Chính điều đó làm cho lượng estrogen trong cơ thể giảm rõ rệt. Kinh nguyệt rối loạn hay mất kinh và suy buồng trứng có thể xảy ra.
Áp lực tinh thần lớn
Phụ nữ bị căng thẳng, stress kéo dài có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng và suy giảm buồng trứng, hàm lượng hormone estrogen. Vì vậy mà thời kỳ tiền mãn kinh của chị em sẽ đến sớm hơn. Bên cạnh đó, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Một số biến chứng chị em có thể gặp phải khi bị suy buồng trứng sớm
Biến chứng mà chị em có thể gặp phải khi bị suy buồng trứng sớm như:
- Vô sinh: Biến chứng nguy hiểm nhất mà chị em phụ nữ có thể gặp phải khi bị suy buồng trứng là mất đi khả năng làm mẹ
- Loãng xương: Bạn có biết, estrogen có tác dụng duy trì xương chắc khỏe. Và khi hàm lượng hormone estrogen suy giảm thì xương giòn hơn và dễ gãy hơn
- Chứng trầm cảm: Nguy cơ vô sinh các biến chứng khác từ hàm lượng estrogen thấp có thể khiến chị em lo âu và dẫn tới trầm cảm
Chị em có thể gặp phải biến chứng vô sinh khi mắc bệnh
Phương pháp nào điều trị tốt nhất?
Thiếu hụt hormone estrogen đã gây nên bệnh suy giảm buồng trứng. Vậy cách điều trị tốt nhất là làm sao để tăng hàm lượng estrogen.
Estrogen điều trị
Các bạn có biết, estrogen là hormone theo quy định với progesterone. Do đó, muốn thay thế hàm lượng estrogen buồng trứng đã ngưng sản xuất thì thêm progesterone bảo vệ niêm mạc tử cung.
Chị em có thể sử dụng estrogen như là dạng thuốc viên, gel hoặc áp vào làn da hay vòng âm đạo thay thế trong thời gian 3 tháng.
Điều trị bệnh suy buồng trứng sớm với liệu pháp estrogen đang được áp dụng phổ biến
Có thể duy trì dùng liệu pháp này cho đến khi 50 hay 51 tuổi khi thời kỳ tiền mãn kinh tự nhiên đã đến. Chú ý, với phụ nữ lớn tuổi thì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư vú nếu điều trị estrogen lâu dài.
Còn với chị em phụ nữ trẻ tuổi hơn thì liệu pháp liệu pháp thay thế hormone estrogen mang lại nhiều lợi ích hơn là rủi ro.
Bổ sung Canxi và vitamin D
Bổ sung canxi và vitamin D là một trong những phương pháp hiệu quả ngăn ngừa loãng xương. Bác sĩ sẽ cho kiểm tra mật độ xương trước khi thực hiện việc bổ sung vitamin D và canxi. Theo các nghiên cứu thì mỗi người lớn từ 19-70 tuổi cần bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày. Với những người lớn hơn 71 tuổi thì đề nghị cần 800 IU mỗi ngày.
Khuyến nghị cần bổ sung 1.000 mg canxi (mg)/1 ngày với phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi. Còn với chị em phụ nữ trên 51 tuổi thì cần đến 1.200 mg mỗi ngày.
Hy vọng với một số thông tin liên quan đến bệnh suy buồng trứng sớm, chị em sẽ sớm có cách phòng ngừa tốt nhất. Nếu không may mắn mắc bệnh thì chị em cần đến ngay các cơ sơ y tế, bệnh biện uy tín để được điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm như vô sinh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!