Sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra khiến mẹ lo lắng khôn nguôi. Ngoài nỗi đau do bầu ngực căng, nhưng vắt sữa không ra càng làm mẹ sợ con yêu sẽ không có đủ sữa bú. Vì sao ra nỗi này?
Tại sao sữa chảy ướt áo mẹ bỉm sữa?
Bầu ngực của mẹ bầu sẽ bị rỉ khi căng sữa đến mức sữa chảy ướt áo. Tình trạng này có thể xảy ra là do ngực bị căng tràn hoặc khi hormone oxytocin kích hoạt các tế bào cơ trong vú để vắt sữa ra.
Ngoài ra, ngực thai phụ có thể bị rò rỉ sữa vào những thời điểm cụ thể, chẳng hạn như:
- Cho con bú từ một bên vú.
- Nghe thấy con khóc, hoặc chỉ đang nghĩ về con.
- Đang tắm trong vòi hoa sen hoặc bồn tắm hoặc trong phòng có hệ thống sưởi. Điều này là do hơi ấm có thể giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn.
Không có cách nào an toàn để ngăn tình trạng sữa chảy ướt áo từ ngực. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên và không để quá lâu giữa các cữ bú có thể khắc phục tình trạng này. Nhưng đôi khi, Sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra khiến nhiều bà mẹ không thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong phần tiếp theo nhé.
Nguyên nhân sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra
Như lẽ thông thường, khi sữa chảy ướt áo xảy ra thường xuyên thì ta sẽ nghĩ đó là do số lượng sữa trong ngực mẹ đang rất nhiều. Khi đó nếu vắt sữa thì chắc chắn sữa ra sẽ rất nhiều. Nhưng thực tế lại không phải như thế.
Lý giải cho hiện tượng này là mẹ nhiều sữa thường sẽ có hiện tượng căng ngực. Khi đó các tia sữa trong ngực đã bị chèn ép lại, nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Và khi sử dụng máy hút sữa, lực hút – nhả của máy tác động lên ngực sẽ làm đường kính của tia sữa thay đổi liên tục.
Lực hút càng mạnh thì đường kính ống dẫn sữa trong ngực mẹ càng bị thu hẹp nhiều trong quá trình hút. Và dòng sữa trong các tia sữa cũng bị thay đổi liên tục, không thể tạo một dòng chảy liên tục. Chính vì vậy mà sữa không thể đi ra ngoài được. Kết quả là sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra là bao.
Làm thế nào để đối phó với tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra?
Massage bầu ngực
Vùng ngực căng và ứ sữa nhưng không thể vắt ra có thể khiến mẹ rất khó chịu, thậm chí đau đớn. Và như ở phần trên thì lúc này không nên dùng máy hút.
Thay vào đó, hãy dùng bàn tay của mình để xoa bóp cho vùng ngực. Hành động này tác động trực tiếp tới ống dẫn sữa của mẹ làm cho đường ống dẫn sữa giãn nở giúp tình trạng sẽ tốt hơn.
Cách massage như sau:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm
- Một khăn mềm
- Nhúng khăn vào chậu nước ấm. Sau đó áp khăn lên bầu ngực
- Massage nhẹ nhàng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày massge ngực 2 lần và mỗi lần ít nhất 10 phút.
- Sau đó uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm, mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi của việc tiết sữa như thế nào
Bí quyết đối phó khi sữa chảy ướt áo
- Lót một miếng giấy hay vải lót bên trong áo ngực. Hãy thường xuyên thay miếng mới để đảm bảo vệ sinh, đặc biệt nếu mẹ và bé đang được điều trị tưa miệng. Nếu phải ra ngoài, đừng quên mang theo nhiều miếng lót dự phòng. Mặc áo có màu đậm và hoa văn để ngụy trang khi sữa chảy ướt áo. Ngoài mang theo thêm miếng lót, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc áo để thay khi cần.
- Có thể vắt sữa trước khi ngực quá căng.
- Cho con bú thường xuyên để ngăn vú quá căng. Điều này có thể giúp giảm lượng sữa rò rỉ.
- Tránh cố gắng hút sữa vì có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn
- Kiên nhẫn: những tháng đầu việc sản xuất sữa có thể chưa được thiết lập tốt.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Luyện tập thể chất nhẹ nhàng dưới tư vấn của bác sĩ
- Giữ tinh thần sảng khoái và thoải mái nhất
Nếu tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra tiến triển tệ hơn, khiến con không đủ cả sữa để bú, thì lúc này mẹ nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra lời khuyên. Hầu hết các trường hợp đều có thể khắc phục được, mẹ đừng quá hoảng sợ nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!