X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bí mật về "bức tường năm 9 tuổi" đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Mất 5 phút để đọc
Bí mật về "bức tường năm 9 tuổi" đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Sự phát triển của não bộ trẻ diễn ra như thế nào? Đâu là cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình hoàn thiện của não bộ trẻ nhỏ? 

“Bức tường năm 9 tuổi” là gì?

Theo 1 nghiên cứu kéo dài suốt 40 năm của đại học Yale, Hoa Kỳ, “bức tường năm 9 tuổi” là cột mốc quan trọng, quyết định thành tích học tập của trẻ.

Khái niệm “bức tường năm 9 tuổi” được giới thiệu bởi bác sĩ tâm lý nổi tiếng người Nhật Bản Hideki Wada, đề cập đến sự hoàn thiện trí não của trẻ khi hết giai đoạn này, khi bước sang tuổi thứ 10 là não bộ của con đã bước sang 1 giai đoạn khác.

su-phat-trien-cua-nao-bo-tre

Não bộ con người phát triển nhanh nhất trước 10 tuổi. Vào khoảng 12 tuổi, não người có kích thước và trọng lượng tương đương với người trưởng thành. Sau 9 tuổi, trọng lượng của não bộ tăng ít, tuy nhiên các cấu trúc bên trong tế bào não trở nên phức tạp hơn, các chức năng khác nhau của não trưởng thành hơn.

Nhà giáo dục Rudolf Steiner gọi đây là thử thách “một đi không trở lại” của trẻ. Trong giai đoạn này, các đặc điểm về thể chất, tâm lý của trẻ thay đổi đáng kể, trở thành bước cuối cùng để trở nên tự lập trong cuộc sống. Điều này không có nghĩa là bố mẹ có thể để trẻ tự do, nhưng cũng dần dần phải học cách buông tay, để trẻ tự đưa ra 1 số quyết định cho bản thân.

Cách xác định sự phát triển của não bộ trẻ

Mỗi trẻ là 1 cá thể khác nhau, có quá trình phát triển riêng. Mốc 9 tuổi là cột mốc áp dụng trên đa số trường hợp trẻ. 1 số bé có thể đã có tư duy  trừu tượng khi được 7 – 8 tuổi, trong khi 1 số khác phải đợi đến năm 10 tuổi thì khả năng này mới phát triển đầy đủ. Nhìn chung quá trình này sẽ diễn ra trong giai đoạn từ 9 – 11 tuổi.

Bí mật về bức tường năm 9 tuổi đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Bác sĩ Hideki Wada xác định rằng, sau cột mốc này, trẻ sẽ hình thành khả năng suy nghĩ và nắm bắt mọi thứ một cách trừu tượng, đồng thời có khả năng tự suy nghĩ về các khái niệm. Trẻ dần hiểu ý nghĩa và sự khác biệt của nguyên nhân và kết quả, mục đích và phương tiện, tiền đề và kết luận, khẳng định và phủ định… Dẫu vậy, 1 số bé có thể sẽ vẫn gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán khó… do tư duy trừu tượng hoàn thiện chậm hơn trẻ khác.

Bí mật về bức tường năm 9 tuổi đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Tại thời điểm này, thành tích học tập của trẻ có thể sẽ bị thay đổi do nhiều yếu tố: không nắm bắt được kịp lượng kiến thức, chịu nhiều sức ép từ thầy cô giáo, phụ huynh… Nhiều cha mẹ nhận thấy rằng con trở nên chểnh mảng hơn, kết quả học tập kém hơn dù thành tích của con khá tốt ở những năm học trước.

Ba mẹ nên lưu ý gì khi con ở lứa tuổi này?

Hãy bồi đắp sự tự tin cho trẻ

Nếu con bạn trong giai đoạn này có tiếp thu kém hơn, chểnh mảng hơn các bạn khác thì ba mẹ cũng đừng sốt ruột mà giục giã hay mắng mỏ con. Chỉ là con đang trên đường nắm bắt và học hỏi mà thôi. Tình trạng này không được giải quyết nếu chỉ học tập chăm chỉ, mà chỉ có một cách, là kiên nhẫn chờ đợi não bộ của trẻ thực hiện tư duy trừu tượng, tức là vượt qua “bức tường 9 tuổi”.

Bí mật về bức tường năm 9 tuổi đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Ba mẹ không nên đổ lỗi cho trẻ “dốt”, không nên trọng thành tích mà ép trẻ học thêm. Điều này càng khiến trẻ mệt mỏi, thậm chí có suy nghĩ rằng mình dốt, dần dần trở nên tự ti.

Sự tự tin cần được vun đắp trong từng hành động nhỏ mỗi ngày. Thay vì trách móc mắng mỏ, hãy cho trẻ thời gian thư giãn, vận động, đồng thời động viên khuyến khích con và kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn phát triển tiếp theo của con.

Bí mật về bức tường năm 9 tuổi đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Phát triển khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ

Quan điểm của trẻ dần được xây dựng theo độ tuổi. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ba mẹ là khơi gợi khả năng suy nghĩ độc lập và chủ động cho trẻ. Cha mẹ cần làm cho trẻ thấy được những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của mình, tích cực tìm kiếm giải pháp nếu kết quả đó là kém đi. Từ đó, trẻ duy trì được sự nhiệt tình trong học tập.

su-phat-trien-cua-nao-bo-tre

Đọc sách là cách rèn luyện não bộ cho trẻ

Sách vở mở ra chân trời tri thức vô cùng rộng lớn không chỉ cho trẻ mà cho cả người lớn. Hãy khuyến khích thói quen đọc sách của con và đọc sách cùng trẻ khi có thể, đây cũng là cơ sở để con tự tin hơn trong nhiều lĩnh vực.

Bí mật về bức tường năm 9 tuổi đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ

Thông qua những cuốn sách, trẻ có thêm kiến thức về vô vàn lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngày đọc một câu chuyện, một năm đã tích lũy được hơn 300 câu chuyện làm vốn sống, đó chính là món quà ý nghĩa mà bạn dành cho con mình.

Theo vnexpress

Xem thêm

  • Đặc điểm phát triển não bộ và mục tiêu nuôi dưỡng của mẹ dành cho bé sơ sinh 1-2 tuần tuổi
  • Chỉ cần rèn thói quen nhỏ này, cha mẹ có thể giúp não bộ con phát triển hiệu quả không ngờ
  • Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 để trẻ tự tin và háo hức đến trường

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • Bí mật về "bức tường năm 9 tuổi" đánh dấu sự phát triển của não bộ trẻ
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it