Sôi bụng ở trẻ sơ sinh tuy không phải là triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Lúc này, ba mẹ nên trang bị kiến thức cho mình về dấu hiệu cũng như cách xử lý hiệu quả tình trạng này của các thiên thần nhỏ nhé.
Dấu hiệu sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Nếu thấy con yêu có các dấu hiệu như quấy khóc, bỏ bú, thường bị nôn, ọc sữa liên tục, mẹ nên nhận biết ngay đây là tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Thêm vào đó, vào ban đêm, bé cưng thường khóc và ngủ nhiều hơn buổi sáng.
Một dấu hiệu nữa thường đi kèm với các biểu hiện trên là tiêu chảy nhẹ hay nặng. Thông thường, tình trạng sôi bụng của các thiên thần nhỏ sẽ tự khỏi sau 1 ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả tuần.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm?
Theo các bác sĩ nhi khoa, các tiếng động phát ra từ bụng của trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Theo một số thống kê, các chuyên gia nhận thấy rằng có hơn 2/3 trẻ nhỏ mắc chứng sôi bụng.
Tiếng sôi từ bụng của các thiên thần nhỏ không hẳn là tiếng động lạ mà đó là âm thanh từ sự hoạt động của những cơ quan tiêu hóa (ruột già và ruột non).
Ba mẹ chỉ nên lo lắng cơn sôi bụng ở trẻ khi con yêu cảm thấy khó chịu và quấy khóc quá nhiều. Bởi lúc này hệ tiêu của các thiên thần nhỏ đã bị tắc nghẽn lượng khí tại các nếp gấp ở ruột hay một nơi bất kỳ trong đường tiêu hóa.
Nguyên nhân cho tình trạng này là do mẹ đã cho bé bú ngoài quá sớm. Nó khiến cơ thể con yêu không thể dung nạp đường lactose trong sữa công thức.
Khi không thể dung nạp đường lactose, những chất tồn đọng có hại sẽ tích tụ tại ruột của bé. Tình trạng này gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu mẹ thực hiện chế độ ăn uống sau sinh không lành mạnh, chất lượng sữa vì thế sẽ bị thấp dần, từ đó gây ra tình trạng rối loạn của các thiên thần nhỏ.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa có thể mẹ không thể ngờ đến chính là việc vệ sinh bình sữa cho con yêu chưa đúng cách. Điều này sẽ khiến các thiên thần nhỏ phải nuốt phải không khí trong khi bú sữa, từ đó gây ra tình trạng sôi bụng.
Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng
Nếu phát hiện con yêu có những triệu chứng sôi bụng như trên, mẹ nên nhanh chóng tìm cách xử lý phù hợp. Bởi nếu để lâu, bé cưng sẽ càng thêm khó chịu và quấy khóc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ ở con mà còn với mẹ nữa đấy!
Cải thiện chế độ ăn uống của mẹ
Như đã đề cập ở trên, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống sau sinh của mình, phải đảm bảo sao cho thật đầy dinh dưỡng.
Đồng thời, bạn hãy tránh các thực phẩm có hại cho trẻ như chứa nhiều dầu mỡ, ăn nóng, ăn cay hay các món như cam, quýt, cải bắp, súp lơ, cà chua, các chế phẩm từ đậu nành… Bởi các món ăn này dễ làm con yêu bị chướng bụng, đầy hơi.
Thay đổi tư thế cho bú
Hiện tượng sôi bụng của con có thể xuất phát từ việc con bú phải quá nhiều không khí. Vì thế, khi cho các thiên thần nhỏ bú, mẹ nên hạn chế tối đa điều này.
Nếu con yêu quấy khóc khi bú và mẹ nghe thấy tiếng bụng sôi, bạn hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé. Bạn có thể đặt trẻ lên vai rồi vỗ nhẹ vào lưng để bé sớm ợ nóng ra ngoài.
Đến khám bác sĩ nếu tình trạng không dứt
Nếu đã áp dụng hết mọi cách mà tình trạng sôi bụng của con yêu vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh để được kiểm tra nhé. Lúc này, con yêu có thể đang đối mặt với vấn đề nào đó trong hệ tiêu hóa.
Sôi bụng ở trẻ sơ sinh là tình trạng bình thường và thường xảy ra trong những năm đầu đời của con. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng này, ba mẹ hãy nhanh chóng tìm cách xử lý để con yêu cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi “nhâm nhi” nguồn sữa mẹ quý giá nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!