Sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ có khả thi không? Người phụ nữ có thể chọn cách sinh tự nhiên này ở thai kỳ lần này mà không có biến chứng?
Tỷ lệ thành công của sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ như thế nào?
Trong nhiều năm, rất nhiều người tin rằng nếu đã từng sinh mổ thì người phụ nữ không thể sinh thường ở những lần tiếp theo. Nhưng hiện tại, quan niệm này không còn đúng và phù hợp.
Sinh con qua ngả âm đạo khi đã từng mổ lấy thai có thể là một lựa chọn an toàn và phù hợp. Do đó, việc muốn sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ là hoàn toàn khả thi, và tỷ lệ thành công cao.
Vì sao nhiều thai phụ muốn sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ?
Có rất nhiều lý do khiến người phụ nữ có mong muốn được sinh thường khi mang thai lần 3 và đã trải nghiệm sinh mổ ở hai lần trước. Một số nguyên nhân, và cũng được xem là lợi ích, bao gồm:
- Trải nghiệm cảm giác sinh tự nhiên của một người phụ nữ
- Thời gian cơ thể phục hồi nhanh
- Mất ít thời gian nằm viện hơn, đồng nghĩa với việc ít chi phí hơn.
- Ít rủi ro hơn trong những lần mang thai tiếp theo (nếu có). Các nguy cơ như nhiễm trùng, chấn thương các cơ quan nội tạng và mất máu có thể tăng lên khi sinh mổ lấy thai.
Những rủi ro nào thai phụ có thể gặp khi sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ
- Tình huống rủi ro nhất là mổ lấy thai khẩn cấp khi sinh thường thất bại. Nguyên nhân có thể là do vỡ tử cung. Đây là nơi mà tử cung bị rách theo đường sẹo từ 2 lần sinh mổ trước. Trong trường hợp vỡ tử cung, cần phải mổ lấy thai khẩn cấp để tránh những biến chứng nguy hiểm như chảy máu nhiều, nhiễm trùng cho mẹ và tổn thương não cho con.
- Cũng có thể cần phải cắt bỏ tử cung. Điều này có nghĩa là thai phụ sẽ không thể mang thai lần nữa. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp, khoảng 1/500.
Ai có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ?
Cơ hội sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ thành công có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm:
- Ngôi thai thuận
- Trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 3kg và mang thai đơn
- Nguyên nhân khiến mẹ phải sinh mổ ở lần mang thai trước không lặp lại ở thai kỳ này.
- Có một vết rạch ngang tử cung thấp, vì vậy không có vết sẹo dọc hoặc hình chữ T.
- Không có các vết sẹo mổ nào khác trên tử cung
- Quá trình chuyển dạ bắt đầu một cách tự nhiên.
- Mang thai khi vết mổ cũ đã lành, sức khỏe của sản phụ đã bình phục hoàn toàn
- Sức khỏe ổn định, không có vấn đề bất thường gì về khung chậu
- Đã được học các lớp tiền sản về kiến thức sinh đẻ, rặn đẻ trước đó
- Sinh tại bệnh viện uy tín, với đội ngũ bác sĩ và y tá có chuyên môn cao
Trong một số trường hợp, sinh thường lần 3 sau 2 lần sinh mổ có thể không an toàn cho thai phụ, cụ thể là:
- Mang thai khi vết mổ cũ chưa lành, khoảng cách tính từ ngày mổ lấy thai trước đó đến ngày sinh lần này quá gần (dưới 18 tháng)
- Đã từng bị vỡ tử cung trong lần mang thai trước hoặc bị rạch dọc từ lần sinh mổ trước
- Mang đa thai
- Thai đơn nhưng em bé nặng trên 3kg
- Các trường hợp có vấn đề về khung chậu và đã từng mổ trên thân tử cung như: mổ tạo hình tử cung, mổ bóc nhân xơ tử cung…
- Thai nhi có vấn đề bất thường như: vỡ ối sớm, ngôi thai bất thường, ngôi mông, ngôi ngang…
Chuẩn bị như thế nào?
- Tìm hiểu và trang bị kiến thức về sinh thường cho bản thân. Ngoài đọc sách báo thì hãy tham gia các lớp học tiền sản. Nếu được, hãy khuyến khích người bạn đời cùng đồng hành.
- Chọn bệnh viện một cách cẩn thận để giảm nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp sinh mổ khẩn cấp, thai phụ rất cần trang bị tốt và chuyên môn xử lý cao từ bác sĩ và ekip.
- Hãy đợi quá trình chuyển dạ bắt đầu tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để kích thích chuyển dạ.
Hãy nhớ rằng, sức khỏe và an toàn của thai phụ và thai nhi là mục tiêu cuối cùng cần hướng đến, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải sinh mổ lần thứ 3 mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!