Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn đối với tính mạng của em bé? Điều này còn phụ thuộc vào số tuần thai khi trẻ chào đời.
Thế nào là trẻ sinh non?
Trẻ được coi là sinh non nếu con chào đời trước 37 tuần thai, trong khi trẻ sinh đủ tháng là từ tuần 37 trở lên. Theo số liệu thống kê, cứ khoảng 10 trẻ thì có một trẻ sinh non. Tuy nhiên tỉ lệ này đã giảm nhiều từ năm 2017 trở đi do hệ thống y tế và dịch vụ chăm sóc thai phụ ngày càng phát triển.
Có thể phân loại trẻ sinh non theo tuần sinh như sau:
- Trẻ sinh cực non: Trẻ sinh trước 28 tuần
- Bé sinh rất non: Trẻ sinh từ 28 tuần đến 31 tuần, 6 ngày
- Trẻ sinh non mức vừa phải: Trẻ sinh từ 32 tuần đến 33 tuần, 6 ngày
- Bé sinh non muộn: Trẻ sinh từ 34 đến 36 tuần, 6 ngày
Ngoài ra trẻ sinh non cũng được phân loại theo cân nặng khi sinh:
- Trẻ có cân nặng khi sinh cực thấp: Dưới 1 kg
- Bé sơ sinh có cân nặng khi sinh rất thấp: Từ 1 kg đến 1,5 kg
- Trẻ có cân nặng khi sinh thấp: Từ 1,5 kg – 2,5 kg
Tuy nhiên, các bé gái thường có xu hướng nhỏ hơn so với bé trai, bất kể là trẻ sinh thiếu tháng hay đủ tháng.
Trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn đối với tính mạng của bé?
Em bé sinh ra dưới 22 tuần hầu như không có cơ hội sống sót. Trong khi đối với trẻ sinh từ 22 – 26 tuần thường cần được theo dõi về mặt y tế sát sao bởi trẻ có nguy cơ khuyết tật vĩnh viễn cao nếu con có cơ hội sống sót.
Khi trẻ đạt được 26 tuần tuổi thai, bé vẫn cần được chăm sóc đặc biệt nhưng cơ hội sống sót của trẻ đã cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải các khuyết tật như bại não, điếc, mù và các vấn đề về thần kinh so với trẻ sinh ra ở những tuần thai sau đó.
Bé càng sinh ra ở những tuần thai muộn hơn (26 tuần trở đi) đồng nghĩa với sức khỏe của trẻ sẽ tốt hơn. Trong một nghiên cứu gồm 6.000 trẻ sinh ra cực kỳ sớm, những trẻ sinh ra ở tuần 22 chỉ có tỷ lệ sống sót 6%, trong khi những trẻ sinh ra ở tuần thứ 28 có tỷ lệ sống sót cao tới 94%.
Ngoài ra, đối với mỗi tuần tuổi thai (tính đến tuần thứ 37-39), trẻ càng sinh ra ở những tuần thai sau sẽ có mức độ phát triển hệ thần kinh gia tăng.
Trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, điều này thường phụ thuộc vào các yếu tố như:
- cân nặng khi sinh
- giới tính (bé gái có tỷ lệ sống cao hơn)
- tuổi và sức khỏe của người mẹ
- tình trạng mang thai hoặc biến chứng khi sinh của người mẹ và thai nhi
- đơn thai hay đa thai
Cùng với đó là yếu tố bất thường về gen di truyền mà trẻ sinh non có thể gặp phải.
Tình trạng phát triển đối với trẻ sinh non từ 26 đến 28 tuần
- Cân nặng trung bình của trẻ: 0,8 kg-1 kg
- Chiều dài trung bình: 33 cm đến 36 cm
- Chu vi đầu trung bình: 23 cm đến 25,5 cm
Trong số trẻ sinh non, có khoảng 1% trẻ được sinh ra ở những tuần thai này. Đây là những trẻ được xếp vào nhóm trẻ cực kỳ non tháng.
Hầu hết trẻ sơ sinh (80%) chào đời ở tuần thai thứ 26 đều có cơ hội sống sót, đặc biệt là những trẻ sinh ra ở tuần thứ 28 có tỷ lệ sống sót tới 94%. Và hầu hết trẻ sinh ra sau 27 tuần đều không gặp trở ngại về phát triển não bộ trong tương lai.
Tuy nhiên, trẻ sinh ra ở giai đoạn này cũng có thể phải đối mặt với một số biến chứng và cần được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Đặc điểm chung về mặt thể chất của trẻ sinh non trong giai đoạn này:
1. Cân nặng của trẻ cực kỳ thấp
2. Vẻ bên ngoài của trẻ khá khác so với trẻ đủ tháng. Da các bé thường nhăn nheo, có màu đỏ tím và mỏng đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu bên dưới
3. Mắt bé thường nhắm tịt và không có cả lông mi
4. Cơ thể trẻ rất nhỏ, ít cơ nên bé cơ thể ít chuyển động
5. Trẻ cần được hỗ trợ thở oxy
6. Các bé chỉ có thể ăn qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) cho đến khi con có đủ khả năng tự nuốt
7. Trẻ chưa khóc được và hầu như chỉ dành thời gian để ngủ
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn và đặc điểm phát triển đối với trẻ sinh non từ 28 đến 32 tuần
- Cân nặng trung bình: 1 kg-2kg
- Chiều dài trung bình: 36 cm – 42 cm
- Chu vi vòng đầu trung bình: 25 cm đến 29 cm
Tỉ lệ trẻ sinh ra trong giai đoạn này cũng chỉ thường chiếm rất ít (1%). Trẻ có cơ hội sống sót gần như hoàn toàn và 80% số trẻ có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe sau này.
Đặc điểm chung về mặt thể chất của trẻ sinh non trong giai đoạn này:
1. Các bé trông khá giống với những trẻ được sinh ra ở các tuần trước đó nhưng trông lớn hơn.
2. Trẻ cần được theo dõi, chăm sóc đặc biệt và có hỗ trợ thở oxy.
3. Một số trẻ có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức qua một ống luồn đường mũi hoặc miệng vào dạ dày, một số khác vẫn cần được cho ăn qua đường tĩnh mạch.
4. Một vài trẻ có thể khóc được, chuyển động cơ thể được nhiều hơn.
5. Trẻ có thể nắm một ngón tay và quay đầu từ bên này sang bên kia.
6. Các bé có thể mở mắt và chúng bắt đầu thức được trong khoảng thời gian rất ngắn.
Tình trạng phát triển đối với trẻ sinh non từ 32 đến 33 tuần
- Cân nặng trung bình: 1,7 kg-2kg
- Chiều dài trung bình: 41 cm-44,5cm
- Chu vi vòng đầu trung bình: Từ 29 cm-31 cm
Khoảng 1,2% trẻ sinh chào đời vào thời điểm này và khoảng 98% trong số đó có thể sống sót. Các bé ít phải đối mặt với các nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng nhưng vẫn có thể gặp phải các vấn đề về học tập và hành vi trong tương lai.
Đặc điểm chung về mặt thể chất của trẻ sinh non trong giai đoạn này:
1. Trẻ có cân nặng ít và hơi gầy hơi so với trẻ sinh đủ tháng
2. Đôi khi các bé có thể tự thở nhưng phần lớn vẫn cần hỗ trợ thở oxy
3. Bé có thể bú sữa mẹ hoặc sữa bình một cách bình thường nhưng phần lớn vẫn cần hỗ trợ ăn bằng đường ống
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn và tình trạng phát triển đối với trẻ sinh từ 34 đến dưới 37 tuần
- Cân nặng trung bình: 2 kg-3 kg
- Chiều dài trung bình: 44 cm-48 cm
- Chu vi vòng đầu trung bình: 31 cm-33 cm
Khoảng 70% trẻ được sinh ra trong những tuần thai này. Hầu hết trẻ đều khỏe mạnh hơn rất nhiều so với các bé sinh ở thời điểm sớm hơn.
Trẻ sinh non muộn ít có khả năng bị khuyết tật nghiêm trọng do sinh non, nhưng các bé vẫn có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề học tập và hành vi khi lớn lên.
Đặc điểm chung về mặt thể chất của trẻ sinh non trong giai đoạn này:
1. Trẻ sinh non muộn trông vẫn hơi nhỏ hơn so với trẻ sinh đủ tháng
2. Các bé vấn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa, khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vàng da. Tuy nhiên sức khỏe của trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện
3. Trẻ có thể tự bú sữa mẹ hoặc bú bình. Một số trẻ có vấn đề về hô hấp nhẹ cần được cho ăn bằng ống trong một thời gian ngắn
4. Bé có khả năng nắm chặt khi bạn chạm vào bàn tay con
5. Cơ thể bé di chuyển và chuyển động một cách có mục đích
6. Trẻ có thể biết mút tay
Dựa vào những đặc điểm thể chất ở từng tuần sinh như trên, các bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc các bé sinh non phù hợp để đảm bảo con được phát triển tốt nhất cho đến khi bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!