Mẹ sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không?

Sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không? Ngô rất có lợi cho mẹ bị tiểu đường: Nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn 30% so với người không ăn hoặc ít ăn.

Sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không? Mẹ sau sinh mổ có thể ăn ngô luộc với một lượng vừa phải và phải chọn mua ở nơi uy tín không sử dụng các loại thuốc độc hại. Tốt nhất là mẹ nên chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn.

  • Giá trị dinh dưỡng khi ăn ngô
  • Mẹ đẻ mổ có ăn được ngô nếp không
  • Hướng dẫn chế biến và ăn ngô nếp luộc
  • Lưu ý khi ăn bắp ngô nếp luộc khi sinh mổ
  • Mẹ sinh mổ nên ăn gì để chóng hồi phục và mau lành vết thương

Giá trị dinh dưỡng khi ăn ngô

Trái bắp, hay còn được gọi là ngô, là một trong những nguyên liệu thực phẩm phổ biến và được nhiều chị em ưa chuộng. Theo các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng trong một trái bắp ngô chứa khoảng 177 calo. Trong một hạt ngô, có 2 g chất béo, 41 g carbohydrate, 5 g chất xơ và 5 g protein và 41 gam carbonhydrate.

Giá trị dinh dưỡng khi ăn ngô (Nguồn ảnh: unsplash)

Những lợi ích khi ăn bắp nói chung hay ăn bắp ngô nếp nói riêng:

  • Ngừa táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa. Ăn bắp còn giúp đẩy lùi hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy và ngăn cơ thể hấp thụ mỡ vào máu.
  • Chống thiếu máu vì bắp chứa nhiều sắt
  • Ngừa tắc nghẽn động mạch, do đó giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Giữ trái tim khỏe mạnh bằng cách kiểm soát mức cholesterol và kích thích lưu thông máu do nguồn dồi dào vitamin C, carotenoid và bioflavonoid.
  • Góp phần giảm căng thẳng với nguồn phong phú vitamin B được gọi là axit pantothenic, giúp chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein.
  • Chống và loại bỏ gốc tự do có thể gây ung thư vì trong bắp có chất chống oxy hoá
  • Có lợi cho mẹ bị tiểu đường: Nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn 30% so với người không ăn hoặc ít ăn. Hàm lượng chất xơ cao trong bắp ngô làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu
  • Hàm lượng vitamin E và C trong ngô giúp thúc đẩy phân chia tế bào, tăng tính đàn hồi cho làn da mẹ sau sinh. 1 cách đơn giản để mẹ giữ được làn da sáng đẹp và ngăn ngừa lão hóa chính là ăn ngô thường xuyên
  • Góp phần giúp mẹ giảm cân sau sinh: Ăn ngô đem lại cảm giác no lâu do có nhiều chất xơ, lại không chứa chất béo có hại nên có thể dùng làm món ăn trong chế độ giảm cân cho mẹ.

Bạn có thể chưa biết:

Sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không

Nếu trong thai kỳ mẹ bầu có thể ăn bắp với lượng vừa phải, thì khi đến quá trình sinh con, là một hành trình mới và cơ thể khác đi so với lúc mang thai, và câu hỏi liệu sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không lại hiện diện trong tâm trí. Đặc biệt là với những chị em sinh mổ.

Đẻ mổ ăn ngô được không? Như giá trị dinh dưỡng đã phân tích ở trên, thì không có lý do nào để loại bỏ bắp ra khỏi bữa ăn. Ngoài ra, khi tìm hiểu “sinh mổ ăn bắp được không?”, hay cụ thể hơn là “sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không?”, thì không thấy sự hiện diện của một nghiên cứu nào khẳng định ăn bắp sẽ gây hại cho sức khỏe hay sẽ để lại sẹo ở vết mổ của sản phụ sau khi sinh.

Hướng dẫn chế biến và ăn ngô nếp luộc

Hướng dẫn chế biến và ăn ngô nếp luộc (Nguồn ảnh: unsplash)

Mẹ đã biết mổ đẻ có ăn được ngô nếp không rồi và đã hết lo lắng khi thèm ăn món này sau sinh. Hãy học bí quyết luộc ngô nếp thật ngon sau đây nhé.

  • Bí quyết quan trọng nhất cho món ngô luộc ngon đó chính là ở râu ngô. Mua ngô về thì không được vứt râu ngô đi mà phải rửa sạch rồi cho vào nồi nhé. Râu ngô rất thơm và ngọt nên dùng râu ngô để luộc ngô sẽ giúp ngô ngon ngọt hơn rất nhiều.
  • Rửa ngô cho sạch rồi cho lên phần râu ngô luôn. Tuy nhiên, khi lột vỏ ngô thì nên chừa lại 2, 3 lớp vỏ bên ngoài để ngô duy trì độ ẩm tốt hơn giúp hạt ngô mềm và không bị khô cứng.
  • Dùng tay ấn ngô xuống cho sát với râu ngô và cho nước vào. Đổ nước khoảng 1/3 so với lượng ngô đang có trong nồi. Không cho quá nhiều nước, nước càng nhiều thì vị ngọt của ngô càng giảm.
  • Cho 1 chút xíu muối (cực kì ít) và 1 ít đường vào nước luộc ngô. Đường sẽ giúp tăng vị ngọt của ngô, muối sẽ giúp vị ngọt thanh hơn.
  • Đậy nắp lại và luộc ngô trong khoảng 30 phút. Khi ngô chín rồi thì vớt ra là ăn được ngay nhé.

Lưu ý khi ăn bắp ngô nếp luộc khi sinh mổ

Dù câu trả lời là “Có và nên vẫn đưa bắp vào chế độ ăn” cho thắc mắc “sau sinh mổ có được ăn ngô nếp?”, nhưng chị em hay gia đình cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Ăn với mức độ vừa phải, không lạm dụng ăn hàng ngày và quá nhiều.
  • Mua bắp ngô nếp hay các loại bắp khác tại những nơi uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thăm hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để được tư vấn về lượng ăn ăn ngô nếp luộc hay các món khác từ bắp như thế nào là phù hợp. Vì mỗi người và tình trạng cơ thể sau sinh mổ là khác nhau, do đó không ai giống ai. Có thể người này ăn được, nhưng vì một lý do nào khác, sản phụ khác lại tốt nhất chưa nên ăn.
  • Sinh mổ ăn ngô được không? Được và mẹ nên ăn ngay sau khi vừa chế biến, hạn chế hay không nên dùng khi đã để khá lâu.

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Mẹ sinh mổ nên ăn gì để chóng hồi phục và mau lành vết thương

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Sản phụ sau sinh mổ do hệ tiêu hóa còn yếu nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà mẹ kiêng khem quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa mẹ. Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa giúp tăng nguồn DHA trong sữa mẹ, tốt cho hệ thần kinh. Cùng với các loại rau xanh và trái cây nhiều vitamin tốt cho mắt trẻ”.

Thực phẩm giúp co dạ con nhanh: Trong giai đoạn đầu sau sinh mổ, sản dịch sẽ ra rất nhiều, mẹ bỉm nên ăn rau ngót vừa trị sót nhau, đẩy sản dịch ứ đọng trong buồng tử cung nhanh, giúp tử cung sớm co lại trở về hình dạng ban đầu. Mẹ có thể nấu canh hoặc luộc rau ngót ăn hàng ngày, ngoài ra có thể xay nhuyễn rau ngót tươi với ít nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày.

Thực phẩm bổ máu: Mẹ sau sinh mổ hãy bổ sung các thực phẩm như thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… Các món này giàu đạm và sắt, hỗ trợ sản sinh lượng máu bị mất trong khi mổ đẻ, giúp vết mổ mau lành, hơn nữa còn phòng chống thiếu máu, thiếu sắt sau sinh.

Mẹ sau sinh mổ hãy bổ sung các thực phẩm như thịt heo, thịt bò (Nguồn ảnh: unsplash)

Thực phẩm giúp nhanh lành sẹo, trị táo bón: Mẹ hãy tăng cường rau xanh và hoa quả giàu Vitamin, khoáng chất và chất xơ như cam, bưởi, cà rốt, khoai lang, rau xanh… vào thực đơn của mình. Các loại rau quả này sẽ giúp nhanh phục hồi vết thương, chống nhiễm trùng, chống táo bón, chống oxi hóa, giúp vết mổ mau lành.

Mẹ đã biết đẻ mổ ăn ngô được không rồi. Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng sau sinh vì giúp mẹ phục hồi sức khoẻ nhanh chóng. Ngoài ra, nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì dinh dưỡng sẽ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào cho bé bú.

Nguồn tham khảo: Chế độ ăn sau sinh mổ: Đừng quá kiêng khem – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu