Nếu như trước đây, việc sinh mổ chủ động chỉ diễn ra đối với những trường hợp khó sinh như: thai ngược, cạn nước ối… thì bây giờ, cho dù có khả năng đẻ thường nhưng nhiều gia đình vẫn quyết định mổ! Điều này có nên không?
Sinh mổ chủ động là gì
Sinh mổ chủ động
Sinh mổ chủ động là mổ lấy thai khi chưa có chuyển dạ.Thường được thực hiện với những trường hợp đã từng sinh mổ, khi sức khỏe mẹ bầu có vấn đề hoặc khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, kém phát triển.
Những trường hợp cần phải mổ
Nguyên nhân về mẹ
- Mẹ bị bệnh toàn thân nặng không tiếp tục mang thai được nữa
- Mẹ bị các bệnh lý do thai gây ra: tiền sản giật, dị ứng nặng do thai.
- Tử cung có sẹo mổ cũ : mổ lấy thai > 2 lần, mổ bóc u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung…
Nguyên nhân về thai
- Thai quá to , tiên lượng > 4 kg ở người đẻ con rạ, > 3,5 kg ở người đẻ con so
- Thai suy dinh dưỡng
- Suy thai mãn tính trong tử cung.
Nguyên nhân về phần phụ của thai
- Rau tiền đạo trung tâm
- Rau tiền đạo chảy máu nhiều lần
- Rau xơ hóa nặng: độ III – IV
- Hết nước ối: chỉ số ối < 30.
Những lý do khác
Mẹ có tiền sử sản khoa nặng nề: thai chết lưu nhiều lần, thai chết lưu trước chuyển dạ.
Những bất lợi cho mẹ khi sinh mổ
- Khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật (phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản…). Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhều hơn và lâu hơn.
- Thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn, thời gian phải nằm viện cũng lâu hơn.
- Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột.
Chỉ cần con khỏe mạnh, sinh tự nhiên hay sinh mổ chủ động không quan trọng
Những rắc rối có thể xẩy ra khi sinh mổ chủ động lấy thai khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ
- Suy hô hấp cấp tính sơ sinh khi chưa có yếu tố chuyển dạ: ( tỉ lệ 0.41% – 0.48% )
- Chảy máu sau mổ do tử cung co hồi kém.
- Khó khăn trong khi mổ. Do đoạn eo tử cung chưa dãn mỏng, ngôi thai còn cao, vì vậy có thể gây nên một số biến cố khi mổ như sau: Chảy máu nhiều trong khi mổ. Rách đoạn eo tử cung, hoặc rách sâu xuống cổ tử cung khi khâu sẽ khó khăn. Lấy thai khó khăn có thể gây ngạt sơ sinh, hoặc gây sang chấn cho sơ sinh.
- Khó khăn khi mổ ngoài giờ hành chính: Lực lượng bác sỹ, nhân viên trực cấp cứu có thể không đáp ứng kịp để giải quyết những biến cố xẩy ra khi mổ
Ý kiến của các Bác sỹ chuyên khoa về việc có nên sinh mổ chủ động không
- Các trường hợp cần thiết phải mổ lấy thai phải được hội chẩn và chỉ định chặt chẽ.
- Không nên chỉ định rộng rãi việc mổ lấy thai chủ động, nhất là mổ theo giờ.
- Phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo về nhân lực và phương tiện, thiết bị trước khi tiến hành ca mổ .
- Nếu kích thích gây chuyển dạ trước khi mổ cũng có nhiều sự cố như: vỡ tử cung trong trường hợp mổ đẻ cũ, suy thai cấp hoặc chết thai trong trường hợp dây rau thắt nút, dây rau xoắn mà không thể biết trước .
- Phải giải thích, tư vấn thật đầy đủ, rõ ràng cho sản phụ và gia đình về nguy cơ có thể xẩy ra cho cả mẹ và con ngay cả trong và sau khi mổ lấy thai chủ động
Vì thế, trừ những trường hợp bất khả kháng, các bệnh viện sẽ yêu cầu phải mổ để bảo đảm an toàn cho cả hai mẹ con. Cho nên, các bà mẹ chỉ nên sinh mổ chủ động khi có chỉ định của bác sĩ, không nên sinh mổ chủ động vì lý do khác như muốn chọn ngày giờ tốt, sợ đau đẻ…
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!