Sinh con thứ 2 có đúng ngày dự sinh không đối với cả sinh thường và sinh mổ? Hay sẽ có xu hướng muộn hơn nhiều? Lần mang thai này sẽ khác lần đầu ra sao?
Ngày dự sinh được tính như thế nào?
Con thứ 2 thường sinh sớm hay muộn? Có lẽ trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về cách tính ngày sinh của thai phụ. Từ đó, ta mới có cột mốc để biết được lúc nào gọi là sớm, khi nào gọi là muộn.
Thai nhi sau 38 tuần tuổi được xem là đã trưởng thành, và khi chào đời từ tuần 39-41 thường ít gặp biến chứng và dễ dàng nuôi ở môi trường bên ngoài tử cung mẹ.
Nếu thai kỳ kéo dài từ tuần 41-42 thì được gọi là sinh muộn, hay thai trễ ngày. Còn khi quá 42 tuần thì được gọi là thai già tháng. Vậy thường sinh con thứ 2 có đúng ngày dự sinh không?
Sinh con thứ 2 có đúng ngày dự sinh không?
Thực chất, câu trả lời cho thắc mắc sinh con thứ 2 thường bao nhiêu tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có: tình trạng sức khoẻ, cơ địa và tâm lý của từng thai phụ, cùng với sự phát triển của thai nhi. Do đó, không có một câu trả lời chính xác cho tất cả các trường hợp liệu sinh con thứ 2 có đúng ngày dự sinh không. Nhưng chúng ta biết chắc một điều rằng nếu bé được chào đời từ tuần 39-41 là an toàn nhất.
Theo một thống kê thì tổng số ngày mang thai lần đầu trung bình của thai phụ là 41 tuần và 3 ngày. Trong khi đó, con số trung bình của các bà mẹ sinh con lần hai là 40 tuần và 3 ngày. Có thể thấy, sinh con thứ 2 có xu hướng sớm hơn.
Lý giải cho việc này là do cơ thể thai phụ đã trải qua quá trình chuyển dạ, và sẽ có khả năng phản ứng với các hormone chuyển dạ nhanh hơn một chút, khiến thai phụ chuyển dạ sớm hơn.
Còn sinh con thứ 2 thường bao nhiêu tuần đối với trường hợp sinh mổ?
Đối với trường hợp sinh mổ, đặc biệt là sinh mổ lần 2, thì bác sĩ sẽ xác định thời gian sinh phù hợp dựa vào các yếu tố:
- Sức khỏe, tình trạng của sản phụ và thai nhi.
- Quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ.
- Thông tin về lần sinh trước được mẹ cung cấp bởi thai phụ.
Thông thường, bác sĩ sẽ chọn thời điểm tuần thứ 39 trở đi và không đợi cơn chuyển dạ vì những cơn co thắt có thể làm ảnh hưởng đến vết sẹo do lần sinh đầu tiên.
Những điều có thể mẹ chưa biết về quá trình sinh con thứ 2
Quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra nhanh hơn
Nếu trong khi lần chuyển dạ đầu tiên thường kéo dài trung bình 18 giờ, thì những lần sau trung bình chỉ khoảng 8 giờ. Chắc chắn điều này sẽ khác nhau tuỳ vào sức khoẻ và tình trạng của mỗi người phụ nữ, nhưng nhìn chung lần sinh thứ hai sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Vì đã từng sinh nên các cơ và dây chằng của mẹ đã quen với quá trình này, vì vậy em bé sẽ di chuyển xuống dễ dàng hơn. Cổ tử cung cũng sẽ giãn ra (mở) nhanh hơn.
Quá trình rặn khi sinh thường cũng nhanh hơn
Các cơ và dây chằng trong xương chậu và âm đạo đã có “kinh nghiệm”, vì thế hầu hết đã giãn nở và dẻo dai hơn rất nhiều. Ngoài ra, thai phụ cũng có kinh nghiệm trong quá trình rặn và cách thở chứ không còn bối rối, nên quá trình này có xu hướng diễn ra thuận lợi hơn.
Đau nhức nhiều hơn
Cũng như trên, vì đã qua một lần sinh nở nên tử cung đã giãn nở, nên sự co rút tử cung ở lần chuyển dạ thứ 3 có xu hướng mạnh mẽ hơn, khiến thai phụ đau đớn nhiều hơn.
Ngoài ra, với mẹ sinh mổ (nếu không cách xa nhau) thì vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ cũng khiến mẹ đau đớn nhiều hơn.
Mặc dù lần sinh thứ hai sẽ khác ít nhiều so với lần sinh đầu tiên, nhưng người phụ nữ chắc chắn sẽ tự tin hơn và ít nhiều biết được sau đó sẽ như thế nào. Trên tất cả, phần thưởng to lớn nhất là đứa con nhỏ nhắn đáng yêu nằm gọn trên tay mẹ sau khi chào đời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!