Sau sinh mổ 1 tháng có kinh có bình thường không? Đây có phải là nguyên nhân báo động bệnh phụ khoa hay rách vết mổ? Ắt hẳn mẹ bỉm nào cũng hoang mang khi thấy kinh nguyệt đột ngột quay trở lại khá sớm như thế này.
Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh trở lại?
Thông thường sau khi sinh xong chu kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ sẽ xuất hiện trở lại kể cả sinh thường hay sinh mổ. Thời gian kinh nguyệt trở lại ở mẹ sau sinh phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như: chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ, bé bú bình hay bú mẹ,…
1 tháng sau sinh mổ có kinh nguyệt lại không phải quá lo lắng
Sớm hơn các mẹ bỉm sữa sinh thường, mẹ sinh mổ thường sẽ có kinh trong chu kỳ đầu tiên, vào độ khoảng tuần thứ 6 – 8 sau khi lên bàn mổ. Đây là đối với các mẹ không cho bú, nếu nuôi bé bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt quay lại trễ hơn, thường từ 3 tháng trở đi.
Nguyên nhân là khi cho con bú, cơ thể tiết ra prolactin và một số hormone gây ra ức chế sản xuất estrogen. Hormone prolactin khiến trứng rụng giảm 1/3 so với bình thường, làm chậm kinh nguyệt.
Sau sinh mổ 1 tháng có kinh có bình thường không?
Như vậy, sau sinh mổ 1 tháng có kinh là điều hết sức bình thường và phổ biến ở nhiều phụ nữ không cho con bú. Một số ý kiến của bác sĩ còn cho rằng kinh nguyệt quay lại sớm một cách an toàn và không gây khó chịu còn là dấu hiệu tốt.
Nó cho thấy tử cung của mẹ sau sinh đang trong quá trình hồi phục và đang cố gắng hoạt động bình thường trở lại như trước khi mang thai.
Mẹ khoẻ mạnh, nội tiết ổn định sẽ sớm có kinh
Khi nào nên lo lắng?
Tuy nhiên, việc có kinh sớm sau sinh mổ 1 tháng cũng có thể là cảnh báo không an toàn nếu thấy thêm các dấu hiệu bất thường như sau.
- Máu có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy âm đạo và bên trong.
- Thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần
- Xuất hiện máu đông, vón cục kích thước lớn.
- Cơ thể ớn lạnh, sốt cao kèm theo hoa mắt, chóng mặt, kim đập nhanh, thở gấp
- Đau bụng dữ dội, đau hơn khi hành kinh bình thường, đau không thể kềm chế được
Khi thấy các dấu hiệu này, mẹ bỉm nên lập tức đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, nhiễm trùng vết mổ buồng trứng hoặc âm đạo.
Máu đông cục lớn là dấu hiệu cảnh báo băng huyết. Đau bụng dữ dội và chảy máu kéo dài rất có khả năng cao là do động vết mổ ở tử cung, rách vết mổ cần được cấp cứu ngay.
Nếu đau bụng dữ dội thì có thể là dấu hiệu bệnh
Làm gì để cân bằng kinh nguyệt sau sinh mổ?
Sau sinh mổ 1 tháng có kinh tuy không phải bất ổn nhưng mẹ bỉm cũng cần phải theo dõi một thời gian sau để chắc chắn không xảy ra bất thường. Nếu chu kỳ kinh tiếp theo quá gần, có kinh 2 lần trong tháng, hoặc chỉ có sớm 1 lần rồi biến mất chính là cảnh báo việc kinh nguyệt rối loạn sau sinh.
Để phòng tránh việc rối loạn và điều chỉnh lại chu kỳ sau sinh mổ, mẹ nên áp dụng một số lời khuyên sau của các chuyên gia phụ sản.
Hạn chế quan hệ tình dục sớm
Cẩn thận hạn chế quan hệ tình dục sớm sau khi sinh, nếu có thể hãy quan hệ thật chậm rãi, từ tốn và có khoảng cách để tránh tổn thương. Đồng thời có kinh sớm sau 1 tháng sinh mổ chứng tỏ mẹ hoàn toàn có khả năng thụ thai thêm lần nữa.
Việc sinh con thứ 2 sau sinh mổ quá cận có thể gây nguy hiểm cho mẹ. Nên phòng tránh thai khi quan hệ ít nhất là 1 năm đến 1 năm rưỡi sau sinh mổ để vết mổ tử cung hồi phục hoàn toàn.
Quan hệ tình dục sớm sau sinh mổ có thể nguy hiểm
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Sau sinh cơ thể mẹ có hàng loạt biến đổi kèm theo vất vả nuôi con sơ sinh có thể khiến nhiều mẹ rơi vào trầm cảm. Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân lớn dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Bổ sung chất sắt, can-xi và protein
Thực đơn của mẹ sau sinh luôn cần đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sau ca mổ. Đặc biệt nếu kinh nguyệt có sớm, mất thêm máu, mẹ càng nên bổ sung thêm chất sắt, can-xi và protein trong thịt bò, rau củ, các loại đậu, ngũ cốc,…
Tập thể dục nhẹ nhàng
Yoga, thiền ngắn là biện pháp vừa giúp giải toả tinh thần vừa làm cơ thể mau thích nghi trở lại với việc hoạt động, bao gồm hoạt động của tử cung.
Như vậy, sau sinh mổ 1 tháng có kinh là việc bình thường tuỳ thuộc vào sức khỏe, nội tiết tố và tâm lí mẹ sau sinh. Các mẹ không nên quá lo lắng và luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ giúp bé phát triển toàn diện. Đồng thời phải đến gặp bác sĩ khi có bất thường xảy ra.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!