Phụ nữ sau sinh có nên uống nước dừa hay không?

Nước dừa là thức uống thanh mát, giải nhiệt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào uống nước dừa cũng mang lại tác dụng như mong muốn. Các mẹ nên tìm hiểu sau sinh có nên uống nước dừa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh có nên uống nước dừa không? Mẹ có thể uống nước dừa sau sinh khoảng 1 tháng để nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời từ loại quả này. Hãy cùng tìm hiểu thêm về:

  • Sau sinh có được uống nước dừa?
  • Sau sinh bao lâu được uống nước dừa? Có nên uống nước dừa sớm sau khi sinh
  • 1 số lưu ý cho mẹ để uống thức uống này 1 cách an toàn và hợp lý.

Phụ nữ sau sinh thường, sinh mổ uống nước dừa được không?

Nước dừa – thức uống thiên nhiên mát lành

Nước dừa là thức uống giải khát từ thiên nhiên được nhiều người yêu thích. Nhất là chị em phụ nữ. Được thưởng thức một ly nước dừa tươi ngọt mát trong ngày hè nắng nóng, ai mà không thích cơ chứ!

Nước dừa được xem là một thực phẩm an toàn, lành tính. Có nhiều người cho rằng: vì tính mát của dừa, mẹ bầu uống vào sẽ dễ sảy thai. Nếu uống vừa phải, bạn sẽ không lâm vào tình trạng này. Tuy nhiên, chưa hề có bất cứ lập luận nào phản đối việc bà đẻ có uống được nước dừa không. Vì thế, các mẹ sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ, cũng đừng lo lắng có nên uống nước dừa không, nhé!

Nước dừa giải nhiệt và giải khát rất tốt (Ảnh: istockphoto)

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh ăn trứng gà được không? Mẹ sau sinh ăn gì để mau hồi phục?

Mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn có ảnh hưởng đến sữa cho con bú hay không?

Nước dừa ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ sau sinh?

Một trái dừa không chỉ mang đến cho bạn nước ngọt vị thanh mà còn phần thịt thơm thơm béo ngậy. Uống nước dừa sau sinh sẽ mang đến những tác động tích cực cho cả mẹ và bé.

Giàu khoáng chất

Mẹ mới sinh uống nước dừa được không? Trong nước dừa chứa nhiều vitamin nhóm B, chất khoáng, nhiều vi chất thiết yếu cho cơ thể. Sở dĩ đường có vị ngọt là vì nước dừa có đường, nhưng đây là đường dễ tiêu hoá. Lượng vitamin C tồn tại trong nước dừa cũng vừa vặn nhu cầu của 1 ngày cho 1 người bình thường. Chỉ một ly nước dừa mà nhiều công dụng quá, mẹ nhỉ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn

Nhân dừa non chứa nhiều enzym tốt cho hệ tiêu hoá sau sinh. Nước dừa sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ bị viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết.

Tăng sức đề kháng

Nước dừa có chứa Polysaccharide – một chất kích thích hệ miễn dịch chống lại bệnh lao phổi. Bên cạnh đó, nước dừa cũng là chất thúc đẩy tăng hàm lượng lớn axit citric và axit lauric trong sữa mẹ, tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Bù đắp lượng nước cần thiết sau sinh

Sau quá trình sinh nở, cơ thể chị em phụ nữ sẽ bị mất khá nhiều nước. Uống nước dừa sẽ bù đắp kịp thời lượng nước cần thiết sau sinh. Không những thế, nước dừa cũng chứa nhiều kali, vị ngọt tự nhiên, giàu vitamin và khoáng chất quan trọng. So với nhiều loại nước đóng hộp trên thị trường, nước dừa được phụ nữ sau sinh tin chọn hơn hẳn khi muốn phục hồi thể lực.

Tăng khả năng tiết sữa

Tiết sữa là câu chuyện đau đầu của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, nước dừa đã giúp chị em giải bài toán khó nhằn này. Với lượng dưỡng chất dồi dào, nước dừa sẽ kích thích khả năng tiết sữa của mẹ, đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống nước dừa hỗ trợ tăng tiết sữa (Ảnh: istockphoto)

Giảm vấn đề về tiết niệu

Uống nước dừa ở lượng vừa phải và thường xuyên sẽ làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Nếu mẹ sau sinh mắc bệnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác thì nước dừa sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh.

Tốt cho hệ tim mạch

Uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric. Những bệnh nhân huyết áp thấp thường có nồng độ kali trong máu giảm.

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng uống nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, uống nước dừa nhờ vậy mà sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tim mạch.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ổn định huyết áp

Nhiều mẹ trong giai đoạn cho con bú thường ăn nhiều để mong sữa về nhiều cho bé. Đây là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị tăng huyết áp và béo phì. Uống nước dừa sau sinh sẽ giúp cung cấp điện giải và giúp ổn định huyết áp cho mẹ.

Làm đẹp da, dáng thon gọn

Mẹ sau sinh uống nước dừa sẽ có cảm giác no lâu. Nhờ đó mẹ sẽ hạn chế những bữa ăn vặt. Thành phần nước dừa lại cung cấp lượng nước và vitamin C dồi dào giúp làn da của mẹ sau sinh căng mọng và hồng hào.

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh ăn yến được không? Thời điểm nào thích hợp ăn yến sau sinh tốt cho con?

Mẹ sau sinh uống sữa tươi được không? Phải làm gì khi bé dị ứng sữa tươi?

Sau sinh bao lâu thì nên uống nước dừa?

Ngay sau khi sinh xong, cơ thể, nhất là bụng của chị em rất yếu. Nước dừa có tính hàn, cùng lượng lớn chất điện giải. Uống nước dừa thời điểm này sẽ khiến chị em bị tiêu chảy, càng mất sức hơn.

Do đó, chị em đừng nên vội uống nước dừa ngay. Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là khoảng 1 tháng sau sinh. Lúc này, tạm thời cơ thể đã sẵn sàng hoạt động tương đối trở lại. Bé cũng sẽ hấp thu được những dưỡng chất cần thiết và giảm nguy cơ dị ứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tương tự với mẹ sinh mổ, chị em nên uống nước dừa sau 1 – 2 tháng và chỉ uống 1 lượng vừa đủ.

Lưu ý cho mẹ

Không thêm đá vào nước dừa

Nước dừa vốn sẵn tính hàn. Nếu thêm nước đá, nước này sẽ dư tính hàn, khiến mẹ bị lạnh bụng. Chỉ cần nước dừa nguyên chất sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Vừa được thưởng thức đúng vị thơm ngon tự nhiên của dừa, vừa giữ được những giá trị dinh dưỡng, vậy thì cần gì nước đá lạnh nữa!

Mẹ sau sinh nên kiêng nước đá (Ảnh: istockphoto)

Không uống quá nhiều

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước dừa non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tuy nhiên không nên vì thế mà uống quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 quả và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể tác dụng ngược. 2 quả dừa có thể cung cấp 140kcal tương đương nửa bát cơm. Nếu mẹ sau sinh đang gặp phải tình trạng thừa cân thì nên giảm ăn những món khác để giảm bớt năng lượng dung nạp vào cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lượng đường trong nước dừa cũng khá nhiều nên khi uống nước dừa, mẹ nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác. Con số lý tưởng là 2 ngày một quả dừa tươi. Đây là thời gian vừa đủ để nước dừa phát huy những tác dụng sẵn có. Cơ thể mẹ sau sinh cũng cần 2 ngày để hấp thu hết chất dinh dưỡng của một quả dừa.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho biết, không nên dùng nước dừa để thay thế nước uống hằng ngày để tránh tăng đào thải ở thận, ảnh hưởng đến tim mạch.

Đừng để dừa quá lâu

Dừa ngon nhất là dừa vừa trên cây hái xuống. Hoặc nếu đi mua dừa ở chợ, tốt nhất, mẹ hãy uống ngay. Đừng để quá lâu vì bạn sẽ không biết được trái dừa này đã được hái xuống từ bao lâu rồi.

Chị em càng không nên bảo quản dừa trong tủ lạnh. Dừa là loại trái cây dễ biến chất và mất chất. Vì vậy, để nước dừa lâu trong tủ lạnh, chị em phụ nữ đừng nên uống nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà!

Chọn dừa tươi

Chị em phụ nữ sau sinh nên chọn dừa tươi, có vỏ màu xanh. Những trái bị nứt hoặc thối đầu, chị em nên bỏ qua nhé. Chỉ có dừa tươi mới có thể đảm bảo nguyên vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Không nên uống vào ban đêm

Nước dừa là chất điện giải tốt nhất cơ thể. Vì thế, chị em phụ nữ sau sinh không nên uống nước dừa vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm. Ngoài ra, chị em cũng nên hạn chế uống nước dừa sau khi đi nắng về. Nếu khát quá, chị em có thể uống từ từ, chầm chập, từng ngụm nhỏ để cơ thể có thể tiếp nhận và hấp thụ được dưỡng chất.

Chỉ cần cân nhắc thời gian và liều lượng hợp lý, chị em phụ nữ sau sinh có thể hấp thụ được dưỡng chất từ nước dừa rồi. Đừng vội bỏ qua thức uống thiên nhiên này, mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Uống nước dừa không đúng cách hại sức khỏe – vnexpress.net

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le