Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch là câu hỏi của không ít các mẹ bỉm. Quá trình này có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần và thường kết thúc trong vòng 2 tháng, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch
Khi công cuộc vượt cạn đã thành công, dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ sẽ nhận thấy vùng kín của mẹ ra máu không ngừng, đặc biệt là trong 2-3 ngày đầu sinh em bé. Thứ huyết đỏ này được gọi là sản dịch.
Về mặt y học, các bác sĩ định nghĩa sản dịch là dịch của âm đạo đào thải sau sinh bao gồm máu, cùng các mô niêm mạc trong tử cung. Thời điểm nhau thai bắt đầu bong khỏi tử cung, vị trí mạch máu giữa tử cung và nhau thai mở ra. Một lượng máu sẽ dẫn vào đến tử cung làm sạch tử cung rồi qua âm đạo ra ngoài. Khi toàn bộ nhau thai đã ra ngoài, tử cung tiếp tục co bóp để đóng toàn bộ mạch máu, giảm sự thất thoát máu trong cơ thể.
Trong những ngày đầu, sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi, có thể xuất hiện cục máu trong đó. Màu sắc của sản dịch sẽ thay đổi dần dần thành màu hồng và sau đó đến màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu vàng – trắng. Quá trình này có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần và thường kết thúc trong vòng 2 tháng.
Tuy vậy, vẫn có những sản phụ gặp phải tình trạng sản dịch kéo dài hơn (5-6 tuần). Nếu cơ thể khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì bất thường như sốt, đau bụng thì mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch- Mẹ nhớ áp dụng những cách này để mau hết sản dịch
Sản dịch là một phần của sinh nở. Vậy nên dù hầu hết phụ nữ đều không thích những ngày ra máu này thì đây vẫn là quá trình cần thiết để cơ thể hồi phục và tái tạo lại, giúp mẹ sau sinh sớm trở về như trước. Quá trình này kéo dài ở mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng thể chất của người mẹ, cách chăm sóc cơ thể sau sinh, chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi khi ở cữ của mẹ.
Cách chăm sóc cơ thể sau sinh để sản dịch chóng hết
Chăm sóc cửa mình sau sinh luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm pha chút muối rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 3 lần/ngày. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn.
Khi sản dịch chảy ra, mẹ sau sinh cần lưu ý cứ sau 4 giờ nên thay băng vệ sinh để vùng kín luôn được khô ráo. Và đặc biệt, nên lựa chọn các loại băng dễ thấm hút, không dùng loại có mùi thơm và khi vệ sinh nên sử dụng nước ấm. Thời gian này, các mẹ nên chọn mặc loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, đặc biệt quần lót phải là loại thật thoáng, sạch.
Tẩm bổ bằng các món chế biến từ rau ngót
Sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1800 đến 2200 calo mỗi ngày, và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Mẹ nên ăn làm nhiều bữa và ăn với các loại thực phẩm đa dạng (tránh kiêng khem quá mức) cũng như bổ sung thêm vitamin cần thiết.
Hãy tăng cường nhiều rau củ và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ sau snh để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời đủ chất xơ để tránh táo bón. Trong số các loại rau nhiều dinh dưỡng thì rau ngót nên được bổ sung thêm vào thực đơn của mẹ bỉm sữa với công dụng giúp mẹ mau hết sản dịch hơn.
Theo Đông Y thì rau ngót có tính mát, nhiều vitamin C, khoáng chất tốt cho cơ thể. Mẹ có thể uống nước rau ngót xay, ăn canh rau ngót nấu thịt băm hoặc rau ngót luộc. Đó đều là các món ăn vừa giàu chất xơ, nhiều vitamin lại tốt cho quá trình ra sản dịch của bạn.
Nghỉ ngơi và tránh quan hệ tình dục quá sớm
Sản phụ cần phải nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, cũng không nên nằm quá nhiều. Nếu mệt, bạn hãy cử động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy. Khi đã đỡ mệt, nên vận động nhẹ nhàng, nằm nhiều khiến cho máu huyết khó lưu thông.
Một lưu ý quan trọng mà các bác sĩ nhắc mẹ cần chú ý là chỉ quan hệ với ông xã khi thấy cơ thể đã hồi phục hoàn toàn (thường từ 6-8 tuần sau sinh).
Các mẹ không nên quan hệ sớm sau sinh, đặc biệt là khi chưa hết sản dịch vì lúc này tử cung vẫn chưa phục hồi sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm vết khâu vùng kín, viêm nhiễm ngược dòng lên các bộ phận khác, nguy cơ sa sinh dục sau sinh, … gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!