Sau sinh bao lâu được ăn bún để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé?

Theo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, việc ăn bún sau sinh không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa cần tìm cơ sở làm bún đáng tin cậy, tránh tình trạng gây độc hại đến cơ thể hoặc có thể tự làm bún gạo tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn. Tương tự, sau sinh có được ăn phở không, thì câu trả lời cũng là có, nhưng cần ăn chỗ đảm bảo vệ sinh nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh bao lâu được ăn bún? Mẹ nên kiêng cữ tránh ăn bún trong tháng đầu sau sinh và chỉ ăn bún của cơ sở đáng tin cậy để tránh bị đau bụng. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
  • Bà đẻ ăn bún được không?
  • Đẻ xong bao lâu được ăn bún?
  • Mách mẹ cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất
  • Những thực phẩm mẹ không nên ăn sau sinh

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Theo Bác sĩ Võ Hoài Duy, Khoa Sản – Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), để đủ dinh dưỡng sau sinh, mẹ cần:

  • Ăn đa dạng các nhóm thức ăn, thực đơn mỗi bữa cần đầy đủ ba nhóm chất gồm tinh bột (cơm, mì, bún, khoai lang, khoai tây…), đạm (thịt heo, thịt bò, gia cầm, trứng, đậu, sữa…), chất béo (dầu, trứng)
  • Tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau, trái cây giúp tạo khối phân, tránh táo bón.
  • Uống từ 2 đến 3 lít nước để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể để mẹ khỏe và có đủ sữa cho con bú.
  • Mẹ cần chú ý hạn chế ăn một vài loại thực phẩm tạo mùi mạnh như các loại gia vị, hành, tỏi, có thể gây khó chịu cho bé và làm bé lười bú mẹ. Mẹ sử dụng nước hoa cũng có thể làm bé bỏ bú vì mùi lạ.

Khám phá thêm:

Bà đẻ bao lâu được ăn bún? Khi nào mẹ có thể ăn bún?

Người ta thường nói, phụ nữ đau đẻ giống như bị bẻ gãy 20 chiếc xương sườn. Cơ thể phụ nữ sau sinh rất yếu. Ở cữ sau sinh là khoảng thời gian rất vất vả đối với các chị em, từ việc sinh hoạt, đi lại, cho đến ăn uống.

Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp chị em phục hồi sức khỏe, mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Những thức ăn mẹ hấp thu vào cơ thể, bé sẽ hấp thu lại qua nguồn sữa nên mẹ cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn. Hiểu được điều đó, rất nhiều chị em băn khoăn sau sinh mổ bao lâu được ăn bún hay đẻ xong bao lâu được ăn bún.

Hiện rất nhiều cơ sở dùng chất độc hại để bún trắng, giữ được lâu nên chị em cần cẩn thận

Vậy sau sinh mẹ bỉm sữa có ăn được bún không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, việc ăn bún sau sinh không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa cần tìm cơ sở làm bún đáng tin cậy, tránh tình trạng gây độc hại đến cơ thể hoặc có thể tự làm bún gạo tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn. Tương tự, sau sinh có được ăn phở không, thì câu trả lời cũng là có, nhưng cần ăn chỗ đảm bảo vệ sinh nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy tìm đến cơ sở bán bún đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc

Hiện nay, nhiều cơ sở muốn bún được tươi dai, sợi trắng trơn hơn và đặc biệt là để được lâu mà không bị thiu nên đã dùng những chất phụ gia độc hại. Nhiều chất phụ gia có hại được tìm thấy trong bún như hàn the, huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng, tẩy chua… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé.

Đẻ xong bao lâu được ăn bún?

Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn rất yếu, nên không thể dung nạp những thực phẩm lên men. Trong khi đó, bún làm từ quá trình lên men của gạo. Nên ăn nhiều sẽ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Bà đẻ bao lâu được ăn bún? Mẹ bỉm sữa nên kiêng cữ tránh ăn bún trong tháng đầu sau sinh. Thay vào đó, hãy ăn sữa chua sau sinh để hỗ trợ tốt hơn cho hệ tiêu hóa nhé!

Sau sinh bao lâu thì ăn được bún? Ăn nhiều bún không tốt cho dạ dày chị em sau sinh vì bún lên men từ gạo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, sau sinh bao lâu được ăn bún? Câu trả lời là sau 2 tháng. Nhưng phụ nữ sau sinh không nên ăn bún nhiều. Vì bún được làm từ gạo ngâm nở chua, không tốt cho hệ tiêu hoá, dạ dày của cơ thể người mẹ.

Sau sinh mổ bao lâu được ăn bún? Tương tự như trên, mẹ có thể ăn sau sinh 1 tháng nhưng vẫn chọn chỗ bán uy tín, tốt nhất là tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thay vì ăn bún, sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa? Các bà mẹ nên bổ sung những thực phẩm này: móng giò hầm, hải sản, đồ nếp, rau xanh, trái cây, quả sung… Ngoài ra, chị em cần uống nhiều nước, nước ép trái cây, hoặc sữa.

Sau sinh bao lâu được ăn bún riêu? Bún riêu có thành phần riêu cua được làm từ cua đồng xay nhuyễn. Mặc dù cua đồng nhiều dưỡng chất, bổ sung hàm lượng canxi cao nhưng vì có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, khó tiêu nên mẹ cần kiêng ít nhất 6 tuần. Các mẹ sinh mổ nên kiêng ít nhất 3 tháng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.

Sau sinh bao lâu được ăn phở? Phở chứa rất nhiều calo (300 – 500kcal) giúp mẹ sau sinh bổ sung nguồn năng lượng dồi dào, sớm hồi phục sau sinh. Mẹ có thể ăn sau sinh từ 1-3 ngày. Tuy nhiên sợi phở bán ở hàng quán cũng như sợi bún, rất dễ bị tẩm các chất phụ gia độc hại nên tốt nhất mẹ nên tự mua phở khô ở siêu thị về để nấu món ăn này tại nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Mách mẹ cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất

  • Bún sạch không để được lâu, để qua ngày sẽ bị chua, ôi thiu. Những loại bún để vài ngày mà không có dấu hiệu ôi thiu, nhai không có mùi vị là loại dùng nhiều hóa chất
  • Có thể dùng que thử hoặc bột nghệ để thử hàn the trong bún. Bún không chứa hàn the sợi hơi nát, dễ gãy, khi chạm vào có cảm giác hơi dính tay trong khi bún chứa hàn the sợi dai giòn, khó đứt gãy hơn
  • Bún làm từ bột gạo nguyên chất không pha tạp có sợi màu trắng đục hoặc tối màu, bún có chất bảo quản hay hóa chất thì có màu trắng trong và sợi bún có độ bóng bẩy.

Những thực phẩm mẹ không nên ăn sau sinh

Ngoài việc sau sinh bao lâu thì ăn được bún, thì việc kiêng ăn món gì sau sinh cũng là điều mà chị em cần hết sức lưu ý.

  • Ăn đồ ăn khô, thiếu nước: Những thức ăn này có thể khiến mẹ bị táo bón, ít sữa.
  • Mì tôm: Món ăn khoái khẩu này có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần lúa mạch có trong mì tôm.
  • Những món canh nấu với măng, lá đinh lăng, lá lốt: Đây là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột.
  • Bắp cải: Ăn nhiều dưỡng chất nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất sữa.
  • Rau cần tây: Ăn nhiều có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.
  • Thực phẩm cay: Đồ ăn cay có thể sẽ tác động xấu tới đường ruột của mẹ và ảnh hưởng đến mùi vị của sữa cho con bú. Đồ ăn cay cũng có thể có hại cho đường ruột non nớt của trẻ.
  • Đồ uống có cồn, caffein: Caffeine có thể ảnh hưởng đến trẻ, khiến bé trở nên cáu kỉnh và dẫn đến mất ngủ. Nếu mẹ vì thức đêm để chăm con nên phải nạp nhiều caffein sẽ càng dẫn đến thiếu ngủ. Chưa kể các thức uống này cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa.
  • Đồ ăn có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói đều có hàm lượng thủy ngân cao, chất này có hại cho sự phát triển não bộ của bé.

Trên đây là một số lưu ý sau sinh bao lâu được ăn bún, cũng như những thực phẩm nên và không nên ăn trong giai đoạn ở cữ. Chị em hãy lưu ý và tìm hiểu nhiều hơn, để có chế độ ăn uống lành mạnh. Cũng như giúp cơ thể sớm hồi phục và không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Bí kíp giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại sức khỏe – VnExpress

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen