Ngày đèn đỏ nên làm gì? Chị em cần chú ý đến màu máu kinh, kiêng rượu bia và đồ uống lạnh, thay băng vệ sinh thường xuyên cũng như sử dụng biện pháp an toàn nếu quan hệ trong những ngày này. Đây là những điều quan trọng cần lưu ý khi bạn đang “rụng dâu”:
- Theo dõi ngày kinh và chu kỳ kinh nguyệt
- Quan tâm tới màu huyết trong kỳ kinh nguyệt
- Thay băng thường xuyên
- Không uống rượu bia hay đồ uống có cồn
- Đừng quan hệ không an toàn
1. Theo dõi ngày kinh và chu kỳ kinh nguyệt
Nếu thắc mắc ngày đèn đỏ nên làm gì thì điều quan trọng là cần ghi chú lại ngày bắt đầu kinh nguyệt. Kinh nguyệt là điều không ít chị em ái ngại khi nhắc tới. Nhưng không để ý ngày bắt đầu, không khoanh lịch lại là một sai lầm tai hại! Rất nhiều chị em không biết mình đã dính thai vì không để ý ngày kinh nguyệt. Và đối với cơ thể, ngày kinh đến chậm hay nhanh hơn bình thường cũng được lý giải bởi nhiều yếu tố, trong đó có lý do nội tiết tố của cơ thể. Ví dụ, nếu đi chơi xa, thay đổi vùng khí hậu, lạnh hơn, có thể làm chậm kinh, hay di chuyển tới nơi ấm hơn có thể làm bạn ra kinh sớm hơn….Làm việc ca kíp hay nghỉ ngơi không đầy đủ cũng có thể làm kinh nguyệt đến sớm.
Nếu kinh nguyệt không đều, đặc biệt rong kinh hay ra ít hơn bình thường, bạn nên hỏi bác sỹ phụ khoa để có phương án cân bằng lại.
Có thể bạn chưa biết: Thuốc tránh thai có thể giúp kinh nguyệt đều hơn!
Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình (Nguồn: dedaunan.com)
Đọc thêm:
Thuốc tránh thai: Những tác dụng khác ngoài việc tránh thai
2. Quan tâm tới màu huyết trong kỳ kinh nguyệt
Màu kinh cũng thay đổi theo ngày, từ ngày đầu cho tới những ngày cuối. Thường thường, màu kinh sẽ đỏ tươi thậm chí hơi cam khi mới bị. Cho tới những ngày tiếp theo, huyết sẽ đậm màu, thể hiện lượng oxi có trong máu và cơ thể thải ra những gì. Thường thì trong những ngày kinh nguyệt, chị em sẽ được khuyến khích uống nhiều nước hơn, nhất là nước ấm, để cơ thể được “lọc” và đào thải. Thực tế không “kỳ diệu” đến thế nhưng uống nước ấm sẽ làm quá trình kinh nguyệt của bạn bớt đau đớn và bớt ra khí hư hơn.
Đôi khi chị em sẽ thấy máu kinh có màu đen. Theo BSCK II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là vì rong kinh, máu kinh đã ở trong tử cung nhiều ngày trước khi ra ngoài. Một số nguyên nhân khác có thể xảy ra là rối loạn nội tiết tố, bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp buồng tử cung…, cấu tạo tử cung gập, tiền sử vết mổ cũ.
Nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên và không có biện pháp thăm khám, điều trị thì khả năng sinh sản có thể sẽ bị ảnh hưởng.
3. Ngày đèn đỏ nên làm gì? Hãy thay băng thường xuyên – đừng nghĩ “ra ít- chưa cần thay”
Những ngày đầu, kinh ra nhiều, chuyện thay một ngày 3 lần băng hay tampon là điều khỏi phải bàn. Ấy thế nhưng, vào những ngày cuối, khi lượng kinh ít đi hoặc gần như không ra nữa, nhiều chị em lại nghĩ không phải thay, để nguyên băng vệ sinh trong suốt một ngày dài. Điều này có thể làm vùng kín của bạn có mùi khó chịu. Nghiêm trọng hơn, đây là cơ hội cho vi khuẩn, nấm có môi trường để sinh sôi và phát triển.
Hãy ngừng ngay thói quen xấu này. Ngày đèn đỏ nên làm gì? Chị em nên thay băng khoảng 6 – 8 tiếng một lần. Nếu chị em dùng cốc nguyệt san cũng nên rửa sạch và vệ sinh vùng kín mỗi 6-8 tiếng. Môi trường silicon có thể sạch sẽ hơn bông băng nhưng bạn cũng cần vệ sinh để vùng kín được thoáng mát, gột sạch.
4. Không uống rượu bia hay đồ uống có cồn – vì nghĩ sẽ giảm đau!
Rất nhiều chị em tìm đến rượu, bia, sâm-panh hay vang đỏ vang trắng vào những ngày đầu của kinh nguyệt để “giảm đi cơn đau quặn bụng hay sống lưng tê mỏi. Về mặt sinh lý, những đồ uống có cồn thực sự có thể phần nào giúp giảm cơn đau và co cơ. Nhưng, mặt khác chúng lại ngăn cản cơ thể tiết ra những hoc-môn giải phóng stress và giúp cơ thể điều hòa lại. Những cơn đau quặn thì giảm xuống, nhưng cảm xúc cáu giận khó chịu lại bị đẩy lên cao hơn. Vì thế, uống rượu bia, lại là hại “long thể” và tích tụ cảm xúc tiêu cực của chúng ta hơn đấy!
Vậy ngày đèn đỏ nên làm gì để giảm đau bụng? Thay vì uống một lon bia hay dùng rượu để giảm đau, chị em nên uống trà ấm, trà hoa cúc, hay trà ac-ti-sô. Nước ấm và những thảo dược trong trà sẽ làm dịu những cơn đau, giúp bạn ngủ ngon và nhanh hết kinh hơn.
Cơn đau bụng trong ngày hành kinh khiến chị em khó chịu (Nguồn ảnh: China News)
Đọc thêm:
8 liệu pháp giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn
5. Đừng quan hệ không an toàn vì bạn có thể mang thai đấy
Thời điểm được cho là an toàn để “quan hệ” nếu bạn không mong muốn có bầu là 1 tuần trước và sau khi có kinh. Vì trứng rụng thường là 14-15 ngày kể từ khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt, nên 7 ngày trước và sau kinh nguyệt, cơ hội “dính thai” sẽ gần như là dưới 10 %. Tuy nhiên, chủ quan và không dùng bao cao su, không vệ sinh trước và sau khi quan hệ có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và truyền nhiễm bệnh phụ khoa.
Đừng chủ quan khi quan hệ lúc hành kinh (Nguồn ảnh: Unsplash)
Làm con gái thật khổ và thiệt thòi phải không? Tuy nhiên, chỉ có bản thân mình mới có thể chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho chính mình tốt nhất. Bạn đã biết ngày đèn đỏ nên làm gì, vì vậy hãy chăm sóc và trân trọng bản thân hơn, hãy bắt đầu khoanh lịch chu kỳ kinh nguyệt, tạo thói quen uống nước nhiều hơn và uống nước ấm, trà ấm khi có kinh. Và luôn quan hệ an toàn vì chính bạn và nửa kia.
Nguồn:
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!