Rửa chén ngày Tết là ác mộng, là nỗi ám ảnh chị em không những trong dịp Tết mà còn vào những ngày lễ khác. Làm sao vừa hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn có một ngày Tết trọn vẹn với gia đình? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nỗi ám ảnh truyền kiếp mang tên rửa chén ngày Tết
Đang yên đang lành bỗng dưng Tết đến khiến nhiều chị em lâm vào tình trạng khủng hoảng. Thay vì được nghỉ ngơi, tận hưởng kỳ nghỉ dài chào năm mới, không ít các bà nội trợ phải tất bật mỗi ngày với việc dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng bếp nhà và “ám ảnh” nhất là những mâm chén, bát xả ra sau mỗi cuộc nhậu haytiếp đãi khách quý.
Không những thế, với những nhà theo đạo Phật, việc nấu cơm cúng cũng ám ảnh. Vừa mới nấu xong cơm cúng bữa trưa, dọn dẹp rửa chén là lại tiếp tục nấu bữa cúng buổi tối. Viễn cảnh thật không hề đẹp.
Điều này khiến nhiều chị em ngán ngẩm, mệt mỏi và stress khi nghĩ đến Tết Đán sắp cận kề. Thực sự, đây không phải tinh thần và ý nghĩa của ngày tết. Nhiều chị em những ngày này khi nghĩ đến “niềm đau” rửa chén ngày tết là muốn cao chạy xa bay.
Bí kíp rửa chén ngày Tết giúp chị em nhàn tênh đón năm mới trọn vẹn
Nhờ sự san sẻ, giúp đỡ của chồng để rửa chén ngày Tết
Chìa khoá vàng ở đây là cách giao tiếp khéo léo của chị em phụ nữ. Tại Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, việc rửa chén ngày tết là công việc của người phụ nữ. Nhưng với xã hội hiện đại, cũng có rất nhiều đấng mày râu “đảm đang” và sẵn sàng sắn tay áo lên phụ mẹ/chị em/bạn gái/vợ.
Quan trọng là chị em phải biết cách mở lời. Vì không phải người đàn ông nào cũng đủ khéo léo và tinh tế như phái nữ mà gợi ý để anh phụ việc nhà.
Thay vì cằn nhằn hay than thở về khối lượng công việc “khổng lồ” sắp đến. Hãy nói với giọng điệu vui vẻ và nhờ giúp đỡ. Có thể anh ấy sẽ không thể rửa chén (vì chưa chắc đã sạch đúng chuẩn bạn muốn) mà có thể san sẻ những công việc khác như quét nhà, lau nhà, sơn sửa nhà cửa,…Như thế là đã vơi được một chút công việc nhà rồi phải không nào?
Hạn chế sử dụng quá nhiều chén dĩa
Vào ba mùng ngày Tết, việc phải làm các mâm cơm cúng và ăn uống khiến cho lượng chén dĩa tăng gấp bội. Từ đó góp phần thêm vào ác mộng rửa chén ngày Tết của chị em.
Thay vào đó, vào những ngày ăn uống chỉ có bạn bè thì chị em có thể sử dụng những chén dĩa loại sử dụng 1 lần và bỏ. Để bảo vệ môi trường thì thay vì sử dụng loại chén dĩa nhựa thì có thể dùng loại bằng giấy.
Nếu gia đình bạn thoải mái thì chị em cũng có thể đề nghị phương án này. Tuy có thể các cụ sẽ ít khi chịu, nhưng hãy thử xem nào. Biết đâu bạn sẽ bất ngờ về suy nghĩ cởi mở của ông bà đấy.
Nhàn tênh với sự trợ giúp của máy rửa chén
Tại các nước phương Tây, trong nhà bếp gia đình nào hầu như cũng có một chiếc máy rửa chén. Đây có thể gọi là chiếc máy không thể thiếu và mang tính “sống còn” của không những chị em phụ nữ mà cả các thanh niên sống độc thân bên trời Tây.
Loại máy rửa chén hiện chưa thực sự phổ biến nhưng đã du nhập vào Việt Nam và có nhiều chủng loại. Nếu gia đình dư dả một chút xíu, chị em có thể sắm sửa một chiếc máy rửa chén để sử dụng lâu dài. Tuy chi phí hơi cao, nhưng đây là khoản đầu tư có ít về lâu dài. Lợi ích của việc sắm một chiếc máy rửa chén:
- Đầu tiên là chị em sẽ thoát khỏi cảnh rửa chén ngày Tết
- Tiết kiệm thời gian và sức lực
- Khả năng tẩy rửa tốt hơn bằng tay. Từ đó cũng bảo vệ bàn tay của chị em và góp phần làm đẹp cho nữ giới
- Chiếc máy có thể được xem như vật dụng trang trí sang trọng trong nhà bếp
Ngày Tết là dịp để mọi người sum vầy, quây quần bên nhau sau một năm vất vả với công việc và học tập. Do đó, đừng để việc rửa chén ngày tết hay những câu hỏi kém duyên chia rẻ khoảnh khắc ý nghĩa này nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!