Rong kinh là một căn bệnh khá nhiều phụ nữ gặp phải. Nhưng nhiều chị em vẫn thật sự hiểu rong kinh là gì, có nguy hiểm hay không và cách chữa trị như thế nào?
Rong kinh là gì?
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh là trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Mỗi kỳ kinh bạn sẽ mất khoảng 50 -80ml máu.
Tuy nhiên nhiều chị em dù hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian lạ kéo dài trên 7 ngày thậm chí kéo dài đến gần nửa tháng. Kéo theo việc lượng máu bị mất cũng vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh.
Đây chính được gọi là hiện tượng rong kinh và là câu trả lời cho câu hỏi rong kinh là gì. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây vô sinh.
Rong kinh là tình trạng kỳ kinh kéo dài, ra nhiều máu hơn bình thường
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rong kinh
Giải đáp được thắc mắc rong kinh là gì điều tiếp theo chị em cần hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Nguyên nhân đầu tiên là do nội tiết tố biến đổi. Lượng estrogen tăng hoặc giảm xuống một cách đột ngột ở cuối thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu ra nhiều hơn bình thường.
Trong khoảng 2 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu có kinh, đa phần các bạn gái có chu kỳ kinh không đều, kéo dài từ 21 đến 40 ngày.
Việc thay đổi nội tiết tố khi bắt đầu hay kết thúc thời kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân gây rong kinh
Nguyên nhân thứ hai là do một số tổn thương tử cung hoặc buồng trứng như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…. Ngoài ra có thể do việc lạm dụng thuốc tránh thai.
Dấu hiệu bị rong kinh là gì?
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bản thân bạn có bị rong kinh hay không:
- Đầu tiên là ngày “đèn đỏ” kéo dài hơn so với bình thường từ 7 – 15 ngày.
- Lượng máu kinh ra nhiều đột ngột, khiến bạn phải thay băng liên tục và phải sử dụng đến 2 băng vệ sinh 1 lần. Ban đêm kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Máu kinh có màu đen tím hoặc đỏ bầm, đóng thành cục lớn, có mùi hôi tanh.
- Bụng dưới đau dữ dội kèm theo các triệu chứng tức ngực, khó thở, đau mỏi lưng….
- Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài sẽ gây ra hiện tượng choáng váng, chóng mặt, đau đầu do bị thiếu máu.
Rong kinh khiến bạn thường xuyên đau bụng, mệt mỏi
Những hệ lụy về sức khỏe gây ra bởi tình trạng rong kinh
Nếu đã hiểu rõ rong kinh là gì thì chị em có thể thấy được ảnh hưởng của tình trạng đến sinh hoạt, nhất là với sức khỏe:
Thiếu máu
Do mất máu thường xuyên, kéo dài khiến cơ thể bị thiếu sắt nên sắc mặt xanh xao, cơ thể luôn trong tinh trạng mệt mỏi, chóng mặt… ảnh hưởng đến cuộc sống. Nguy hiểm hơn có thể khiến bạn bị ngất xỉu, hôn mê.
Viêm nhiễm phụ khoa
Việc ra máu kéo dài khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Đặc biệt vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo, tử cung thậm chí vòi trứng gây viêm nhiễm…
Gây hiếm muộn, vô sinh
Rong kinh máu đen kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rụng trứng, gây trứng khó thụ tinh hoặc trứng được thụ tinh rất khó làm tổ ở tử cung được vì niêm mạc tử cung bong tróc liên tục. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ gây vô sinh, hiếm muộn.
Bệnh phụ khoa nguy hiểm
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài ngược lại cũng có thể gây nên các căn bệnh như rối loạn đông máu, u xơ tử cung, Polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
Làm thế nào để điều trị tình trạng rong kinh rong huyết?
Theo thống kê thì có khoảng 30% phụ nữ gặp phải tình trạng rong kinh ở thời điểm nào đó. Dù ở một số người việc rong kinh không quá nặng. Nhưng nếu kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bởi vậy bạn cần phải đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh ở mỗi người là khác nhau. Bởi vậy bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị rong kinh khác nhau. Chị em cần đến các bệnh viện để thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Tùy theo mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong cách phương pháp điều trị sau đây.
Sử dụng thuốc
Rất nhiều chị em thắc mắc bị rong kinh uống thuốc gì để chữa trị. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tránh thai có chứa progesterone và estrogen để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc tránh thai để điều trị rong kinh
Tiêm trực tiếp estrogen
Việc bổ sung estrogen bằng cách này có thể giúp chữa rong huyết một cách nhanh chóng, đơn giản. Đây là phương pháp được áp dụng khá nhiều hiện nay.
Còn sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm thường được chỉ định cho trường hợp rong kinh nhẹ, chưa có biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Can thiệp bằng thủ thuật ngoại khoa
Phương pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ lớn tuổi, ở thời kỳ tiền mãn kinh. Hay những phụ nữ đã có con và không còn nhu cầu sinh thêm. Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ lớp nội mạc tử cung, nên sẽ không còn hành kinh.
Ngoài ra để đạt kết quả điều trị rong kinh tốt nhất. Hoặc những người thỉnh thoảng mới bị rong kinh thì chế độ ăn uống, sinh hoạt là rất quan trọng:
- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B, ăn nhiều rau củ, trái cây…
- Nghỉ ngơi hoàn toàn nếu bị ra máu quá nhiều. Kết hợp chườm nóng, đắp gừng tươi để giảm các cơn đau bụng.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên, giữ gìn vệ sinh vùng kín.
- Bổ sung thêm chất sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi rong kinh là gì, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Cũng như những phương pháp chữa trị có thể được áp dụng. Quan trọng nhất là chị em không nên chủ quan khi bị rong kinh. Hãy đến thăm khám ở cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!