Ra máu như thế nào là có thai? Máu báo thai thường có màu hồng nhạt, đỏ sẫm hay nâu đỏ, không kèm theo chất nhầy và vón cục, đôi khi có kèm đau nhẹ vùng dưới bụng do sự thay đổi hormone…
Nội dung bài viết:
- Các trường hợp ra máu âm đạo bất thường
- Như thế nào là máu báo có thai?
- Sự khác nhau giữa máu báo thai và nguyên nhân khác
- Cần làm gì khi bị ra máu âm đạo?
Các trường hợp âm đạo ra máu bất thường
Chảy máu vùng kín là hiện tượng ra máu bất thường tại cơ quan sinh dục nữ mà không liên quan đến máu kinh nguyệt. Ngoài nguyên nhân báo hiệu mang thai sớm, ra máu âm đạo còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác.
Xem thêm >>>>
Dấu hiệu máu báo thai khi nào xuất hiện? Làm sao phân biệt với máu kinh nguyệt?
Nó cũng có thể là biểu hiện của tổn thương vùng kín mà các bạn có thể đang gặp phải. Vậy đâu các nguyên nhân làm âm đạo ra máu bất thường?
- Âm đạo ra máu bất thường do mang thai
- Rối loạn nội tiết tố do tuyến giáp hoặc buồng trứng có vấn đề
- Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp
- Sẩy thai, phá thai hoặc mang thai ngoài tử cung
- Do viêm nhiễm phụ khoa
- Do đặt lệch dụng cụ tránh thai trong tử cung
- Sau khi làm kiểm tra âm đạo ví dụ như xét nghiệm Pap smear.
- Cơ thể liên tục căng thẳng
Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thuỷ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra máu âm đạo. Tình trạng ra máu bất thường có nguy hiểm hay không phụ thuộc và nhiều yếu tố như tuổi tác, hoạt động nội tiết… Có đến 70% trường hợp thiếu nữ hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt nên bị ra máu chứ không phải do bệnh lý. Hầu hết các trường hợp là bệnh lành tính nên chị em không nên quá lo lắng. Thay vào đó, cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được siêu âm, xét nghiệm và theo dõi. Cũng cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện của cơ thể để phát hiện sớm bất thường.
Như thế nào là máu báo có thai?
Sau khi trứng được thụ tinh và tạo thành phôi thai, phôi thai sẽ bám tại thành tử cung. Nó bắt đầu thực hiện việc làm tổ ở tử cung.
Trong quá trình làm tổ, niêm mạc tử cung bị phôi thai gây tổn thương, bị bong ra và gây chảy máu. Hiện tượng này được gọi là máu báo thai. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp chị em nhận dạng ra máu như thế nào là có thai.
Thời điểm xuất hiện
Máu báo thai sẽ không xuất hiện liền ngay sau khi trứng được thụ thai. Phôi thai cần thời gian từ 6-12 ngày để di chuyển và bám vào thành tử cung.
Vì vậy, các chị em sẽ có thể thấy máu báo thai. Nó xuất hiện vào sau khoảng 8 – 12 ngày giao hợp không có biện pháp bảo vệ hoặc vào khoảng ngày thứ 2 – 7 trước khi chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu.
Máu báo thai có màu như thế nào?
Máu báo thai thường có màu hồng nhạt, đỏ sẫm hay nâu đỏ, không kèm theo chất nhầy và vón cục.
Màu sắc nhận biết máu báo thai
Thời gian ra máu
Máu ra một lượng khá ít và nhỏ giọt, không tăng dần về theo thời gian mà phải giảm dần. Gần như máu không có mùi hôi hay tanh. Hiện tượng này thường kéo dài từ vài giờ cho đến 1-2 ngày.
Biểu hiện đi kèm
Máu báo thai đôi khi có kèm đau nhẹ vùng dưới bụng do sự thay đổi hormone.
Sự khác nhau giữa ra máu có thai và các nguyên nhân khác
Mẹ có thể phân biệt giữa ra máu báo thai và nguyên nhân khác như sau:
Máu ngày “đèn đỏ”
Màu sắc máu kinh nguyệt có màu đỏ sậm, hay đôi khi màu nâu đen. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ nội tiết tố, có dịch nhầy và có thể xuất hiện mẩu vụn nhỏ niêm mạc tử cung.
Máu ra ồ ạt và thường kéo dài từ 3-5 ngày, dài nhất là 07 ngày. Và kèm theo các hiện tượng như ra nhiều khí hư, da dầu & nổi mụn, rối loạn cảm xúc…
Xem thêm >>>>
Dấu hiệu máu báo thai khi nào xuất hiện? Làm sao phân biệt với máu kinh nguyệt?
Sẩy thai sớm
Chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, sốt, nôn mửa và chuột rút là những triệu chứng phổ biến nhất của sẩy thai sớm.
Thai ngoài tử cung
Người mang thai ngoài tử cung có những dấu hiệu như mang thai bình thường. Ví dụ như: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức, máu báo thai…
Tuy nhiên, các biểu hiện lạ liên quan cũng có thể xuất hiện. Chẳng hạn như ra máu kéo dài; đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục. Bạn bị toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu.
Bệnh lý cơ quan sinh dục
Khi bị viêm nhiễm âm đạo, các chị em sẽ gặp những dấu hiệu lạ tại cơ quan sinh dục. Ví dụ như ra máu kèm theo ngứa rát vùng kín. Ngoài ra, khí hư cũng ra nhiều, thay đổi về màu sắc và có mùi tanh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Những việc cần làm khi thấy ra máu vùng kín
Khi thấy ra máu vùng kín, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bình tĩnh quan sát về màu sắc và lượng máu ra.
- Dùng một miếng băng vệ sinh để dễ theo dõi tình trạng ra máu.
- Lắng nghe và quan sát cơ thể để nhận biết thêm những triệu chứng khác, nếu có.
- Sử dụng que thử thai để nhận biết chính xác việc ra máu có phải là dấu hiệu của việc mang thai hay không.
- Gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
- Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Mẹ nên hạn chế đứng và tham gia các hoạt động thể chất khác.
- Trong trường hợp bạn khá lo lắng, hãy chia sẻ với chồng, bạn hay người thân để tâm lý được thoải mái nhé.
Đừng hoảng hốt khi phát hiện ra máu từ vùng kín các bạn nhé.
Không bao giờ là thừa khi bạn trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức cho hành trình làm mẹ sắp tới. Lắng nghe cơ thể và lưu ý đến những thay đổi nhỏ sẽ giúp bạn hiểu mình hơn, và từ đó có thể bước đầu xác định ra máu như thế nào là có thai.
Nguồn tham khảo: Cảnh giác với ra máu âm đạo bất thường – vnexpress.net
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!