Phòng mổ nơi đứa trẻ được hạ sinh liệu có nên là nơi bố có mặt? Thời điểm phụ nữ sinh con có cần chồng bên cạnh? Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này
Đàn ông nên nhìn phụ nữ sinh con – Những quan điểm trái chiều
Thời khắc thiêng liêng nhất trong phòng mổ chính là khi em bé cất tiếng khóc chào đời. Nhưng để đến được giây phút đó đòi hỏi rất nhiều quá trình, rất nhiều nỗ lực.
Câu hỏi liệu đàn ông có nên có mặt khi phụ nữ sinh con nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
TheAsianParent tổng hợp những ý kiến trái chiều xoay quanh quan điểm này.
-
Có truyền thống từ xa xưa
Chồng bên vợ khi lâm bồn đã từ hàng chục năm trước
Michel Odent là chuyên gia hàng đầu về sản khoa và sinh sản. Với 50 năm kinh nghiệm trong việc sinh nở và thực hiện thành công 15.000 ca sinh, ông cho rằng chẳng có gì tốt lành khi đàn ông ở bên cạnh phụ nữ sinh con trong phòng mổ cả.
Thậm chí, đối với người mẹ, sự có mặt của chồng còn gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ. Về phần mình, đàn ông có thể bị trầm cảm sau sinh nếu chứng kiến cảnh tượng đó.
Thực tế, từ những năm 1970, một số phụ nữ bắt đầu yêu cầu các chồng ở cùng trong phòng đỡ đẻ. Đến cuối những năm 70, người chồng hoàn toàn tham gia vào quá trình sinh nở, luôn ở bên cạnh vợ. Nó giống như một trải nghiệm hoàn hảo cho các cặp vợ chồng.
Nhưng đáng tiếc thay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh chồng ở bên cạnh sẽ giúp chị em thoải mái hơn cả.
-
Gây phiền hà
Sự giúp đỡ của chồng có thực sự cần thiết?
Phụ nữ sinh con cần tập trung tối đa các giác quan trên cơ thể. Do vậy, họ cần được bảo vệ khỏi bất kỳ sự kích thích nào của não để dễ dàng chuyển dạ.
Việc liên tục nói chuyện và động viên người mẹ của chồng chỉ đóng vai trò làm vật cản và làm chậm quá trình chuyển dạ mà thôi.
Tiếp đó, người mẹ nhìn thấy bạn đời có thể gây ra stress. Stress liên tục, căng thẳng kéo dài khiến cho quá trình sinh con khó khăn hơn.
Hơn nữa, ngay khi sinh con, người mẹ cần thời gian một mình với em bé để tăng sự gắn kết, đồng điệu và yêu thương. Không có phiền nhiễu xung quanh sẽ giúp mẹ giải phóng oxytocin – hormone của tình yêu, giúp con cảm nhận được trọn vẹn.
-
Đàn ông nhìn thấy phụ nữ sinh con không hẳn đã tốt
Nhiều người tâm lý không vững có thể bị ngất
Thời điểm con ra đời chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời nếu cha ở trong phòng mổ. Nhưng đáng tiếc thay, nó cũng có thể gây ra rối loạn cảm xúc cho đàn ông.
Ngày nay, hiện tượng trầm cảm sau sinh ngày càng phổ biến ở nam giới. Một số người không gặp vấn đề gì mấy khi chứng kiến quá trình này. Song, rất nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề.
Đã xuất hiện khá nhiều trường hợp một người đàn ông khỏe mạnh bị tâm thần phân liệt chỉ vài ngày sau khi chứng kiến phụ nữ sinh con.
Vợ đẻ, chồng Việt cũng hết sức căng thẳng…
Chồng căng thẳng…chơi game
Còn đối với đàn ông Việt, cũng xuất hiện nhiều trường hợp nắm tay vợ khi lâm bồn song số lượng không nhiều. Phần lớn đàn ông Việt đều khá…”nhát”. Hãy đến với câu chuyện của một mẹ bầu để tìm hiểu.
“Trong phim, khi sản phụ ở trong phòng sinh, người chồng ở bên ngoài vô cùng nóng ruột, vò đầu bứt tai, đi qua đi lại, thi thoảng lại ngóng qua tấm cửa kính nhìn vào phòng sinh. Chỉ cần có một chút động tĩnh là lập tức xông lên hỏi y tá, vợ tôi thế nào rồi, cô ấy có làm sao không?
Hiện thực hoá ra phũ phàng hơn rất nhiều, hành động nôn nóng đó không phải của chồng mà là của bố mẹ sản phụ. Họ một giây cũng không ngồi yên, đứng trước cửa phòng sinh, căng thẳng chờ đợi. Còn đại đa số các ông chồng, đều ngồi trên ghế, căng thẳng… chơi game. Có người ngồi trên ghế chơi điện thoại, có người còn trực tiếp đứng trước cửa thang máy, đơn giản vì ở đó có ổ cắm sạc điện thoại.
Thú nhận của người trong cuộc
Nhiều ông chồng muốn chia sẻ đau đớn với vợ
- “Tôi thấy cơ thể vợ bị xé toạc ra như tờ giấy ăn! Tôi không biết da thịt con người có thể làm được điều đó và chịu được đau đớn đến vậy. Người nữ hộ sinh lia chiếc gương rất nhanh nhưng tôi vẫn nhìn thấy tất cả” – Nano, 30 tuổi.
- “Tôi thà tự mình trải qua cơn đau đớn kinh khủng như thế còn hơn phải chứng kiến vợ phải chịu đựng việc đó. Nhìn người mình yêu phải đau đến thế và biết đó là do một phần lỗi của mình thật kinh khủng” – Craig, 30 tuổi.
- “Trong gần 24 tiếng, tôi phải đỡ lưng vợ và để cô ấy bóp vặn tay mình trong cuộc sinh. Đôi lúc, tôi phải xốc vợ lên và tôi mệt đến nỗi có lúc muốn ngủ gục ngay tại chỗ. Khi cuối cùng em bé cũng chào đời, tôi cảm thấy như mình bị đâm vào xe tải. Vợ tôi được tiêm thuốc giảm đau và trợ sinh nhưng tôi thì không. Cả đời tôi chưa bao giờ mệt như thế” – Thomas, 31 tuổi.
- “Tôi đã chứng kiến một loại sức mạnh và tính kiên cường phi thường ở vợ. Tôi không thể tưởng tượng nếu mình không ở đó thì sao. Trải nghiệm đó khiến tình cảm giữa chúng tôi mãnh liệt hơn” – Kris, 28 tuổi.
- “Tôi ở phía sau tấm màn trong suốt ca mổ sinh của vợ. Nhưng sau khi con trai tôi được lấy ra khỏi bụng mẹ, tôi đi vòng qua để xem cân nặng của bé. Tôi vô tình nhìn vợ và trời ơi, có một hố trống hoác, tối đen bên trong vợ tôi. Tại sao tôi lại nhìn chứ?” – Eugene, 35 tuổi.
Lời kết
Hình ảnh khá thường thấy trong thời đại hiện nay
Có nhiều ý kiến xoay quanh việc liệu chồng có nên ở bên cạnh thời điểm phụ nữ sinh con hay không. Chúng tôi xin không bình luận bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.
“Mẹ tròn con vuông” mới là điều mà gia đình nào cũng mong muốn, phải không nào?
Theo Momjunction
Xem thêm:
Những điều mẹ sinh mổ cần biết để vết sẹo mổ đẻ sớm biến mất
Những điều cần biết khi mang thai để đảm bảo một thai kỳ khoẻ mạnh
10 điều CẤM KỴ THAI KỲ để không Hại mẹ, giết con và có một bộ phận chớ có đụng vào kẻo sảy thai!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!