Làm gì để phòng tránh thai lưu lần 2 hiệu quả?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phòng tránh thai lưu lần 2 như thế nào? Vợ chồng cần phải thực hiện khám sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cả hai vợ chồng trước thời gian chuẩn bị mang thai 1 tháng…Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Khái niệm thai lưu liên tiếp
  • Nguyên nhân nào gây thai lưu lần 2 hay liên tiếp?
  • Cách phòng tránh thai lưu lần 2 hiệu quả nhất: Tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì

Mẹ cần biết về khái niệm thai lưu liên tiếp

Thai lưu chính lá hiện tượng bào thai đã chết và lưu lại trong tử cung của mẹ trên 48 giờ. Nếu tình trạng này lặp lại từ 2 lần trở lên thì được gọi thai lưu liên tiếp. Thai lưu là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ.

Mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân bị thai lưu nhiều lần và cách mang thai an toàn cho mẹ

Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Thai lưu lặp lại từ 2 lần trở lên được gọi là thai lưu liên tiếp

Các cặp vợ chồng muốn tránh được tình trạng thai lưu liên tiếp thì cần đến phòng khám để được xét nghiệm máu, xét nghiệm phụ khoa, xét nghiệm HSG, Antiphospholipid và Anticardiolipin ở người vợ và Halosperm tinh trùng ở người chồng. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và phương pháp can thiệp kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân nào gây thai lưu lần 2 hay liên tiếp?

Theo thống kê, có khoảng từ 20-50% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân. Các trường hợp còn lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác.

Trong đó, nguyên nhân thai lưu lần 2 từ người mẹ có thể là mẹ mắc một số bệnh mãn tính như viêm thận, thiếu máu, suy gan, lao phổi, cao huyết áp, bệnh tim...

Nguyên nhân thai lưu lần 2 cũng có thể do mẹ đang mắc phải một số bệnh về nội tiết tố như basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.

Một số thai phụ bị nhiễm độc thai nghén cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng thai lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Song song với đó, nguyên nhân thai lưu lần 2 cũng có thể do chính thai nhi. Bởi có nhiều thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Hoặc thai nhi quá nhỏ, không phát triển ở tỉ lệ thích hợp và dẫn đến hiện tượng chết ngạt do thiếu hụt oxy.

Thai lưu lần 2 còn có thể do thai nhi nhiễm khuẩn từ giữa tuần 24 – 27 của thai kỳ. Nhưng các mẹ không thể phát hiện cho đến khi những biến chứng nguy hiểm đã xảy ra.

Nguyên nhân thai lưu liên tiếp có thể do thai nhi nhiễm khuẩn

Cách phòng tránh thai lưu lần 2 hiệu quả nhất

Trường hợp, thai lưu lần 2 không có nhiều. Nhưng để tránh những đáng tiếc xảy ra thì bố mẹ nên trang bị cho mình kiến thức cách phòng tránh thai lưu lần 2 hiệu quả. Mẹ sẽ sớm có tin vui với một thai kỳ khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi mang thai

Nếu vợ chồng bạn có ý định có thai sau thai lưu thì cần phải thực hiện khám sức khỏe. Khi đó, các vấn đề về sức khỏe sẽ được phát hiện và chữa trị kịp thời nếu có. Một cơ thể khỏe mạnh chính là điều kiện cần cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Hai vợ chồng cũng nên cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, tiền sử các loại bệnh hay thuốc đang sử dụng. Các cặp vợ chồng cũng nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cả hai vợ chồng trước thời gian chuẩn bị mang thai 1 tháng. Quan trọng là bố sung đủ 400 mcg acid folic mỗi ngày. Còn với mẹ nào đang bị béo phì thì cần giảm cần trước khi có ý định mang thai.

Các xét nghiệm cần làm trước khi muốn mang thai lại sau thai lưu

Sau khi xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai chết lưu thì bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ trong lần mang thai tiếp theo.

Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể để phát hiện những bất thường về di truyền của bố và mẹ
  • Xét nghiệm hội chứng antiphospholipid (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
  • Siêu âm ổ bụng: kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.
  • Khám nội khoa và kiểm tra các chức năng của tim, gan, thận, phổi,..
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi
  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.

Theo vinmec

Mẹ đã biết chưa?

Thai lưu sau bao lâu nên có thai lại là an toàn nhất?

Kiêng cữ sau thai lưu: “Một lần sảy bằng bảy lần sinh"

Trước khi có ý định mang thai trở lại, hai vợ chồng nên thực hiện khám sức khỏe

Trong khi mang thai

Trong khi mang thai, thai lưu lần 2 có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, mẹ cần thực hiện một số biện pháp dưới đây để phòng tránh thai thai lưu liên tiếp:

  • Nói không với thuốc lá, rượu bí, thuốc phiện hay hóa chất độc hại.
  • Nếu mẹ thấy thai có dấu hiệu giảm hoạt động, đau tử cung, ra máu, cơn đau thắt từng cơn… thì cần nhờ bác sĩ thăm khám và có biện pháp hỗ trợ ngay.
  • Theo dõi thai máy sau khi ăn no với tần suất 3 lần trong ngày. Thông thường thai máy trên 4 lần/1 giờ nên máy dưới 4 lần mẹ cần theo dõi thêm 1 giờ. Nếu thai máy vẫn dưới 4 lần/1 giờ thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
  • Bên cạnh đó, cơ thể của mẹ có bất cứ sự thay đổi nào thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hy vọng với cách phòng tránh thai lưu lần 2 hiệu quả ở trên, chị em sẽ sớm có tin vui với một thai kỳ khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen