Phơi nắng cho bé đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Vậy mẹ nên phơi nắng cho bé bao lâu thì đủ? Thời điểm thích hợp để phơi nắng cho bé là khi nào? Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để làm sáng tỏ thắc mắc trên nhé!
Cho bé phơi nắng lúc mấy giờ là tốt nhất?
Thời điểm thích hợp cho bé phơi nắng trong mùa hè
- Khoảng 7 – 10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể phơi nắng để cơ thể hấp thụ vitamin D. Thời điểm lý tưởng để bé phơi nắng là khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ sáng. Tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời thời điểm này khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể bé.
- Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian sau 5 giờ chiều. Thời điểm này ánh nắng mặt trời không còn gay gắt, giúp bé yêu hấp thụ canxi và phospho một cách tốt nhất, rất có ích cho sự phát triển xương.
- Mẹ cần lưu ý tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì làn da mỏng manh của bé sẽ bị tổn thương.
Thời điểm thích hợp cho bé phơi nắng trong mùa đông
Vào mùa đông, mẹ có thể cho con tắm nắng vào khoảng 3 – 5 giờ chiều. Lý do là thời tiết buổi sáng thường lạnh hơn khiến bé có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Cho bé phơi nắng lúc mấy giờ là tốt nhất?
Tắm nắng cho bé bao lâu là đủ?
Ngoài thời điểm tắm nắng cho bé như trên thì mẹ cũng cần biết nên phơi nắng cho bé bao lâu là đủ. Tùy thuộc vào độ tuổi của bé, thời gian tắm nắng có thể từ 10 – 30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm khoảng 10 phút. Sau đó, mẹ tăng dần thời gian tắm nắng cho bé lên khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.
Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài 10 ngày. Mẹ nên cho bé “nghỉ” từ 10 – 20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Mẹ không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài mà có thể cho con tắm nắng bên cửa sổ được mở vào buổi sáng.
Lợi ích của việc phơi nắng với sức khỏe của em bé
- Việc phơi nắng cho bé đúng cách giúp cơ thể bé sản sinh vitamin D, hạn chế tình trạng còi xương, chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc phơi nắng cho bé còn giúp chữa chứng hăm tã vì ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn.
- Ánh nắng mặt trời không chỉ có tác dụng tốt cho sự phát triển của xương, hệ miễn dịch, còn giúp nhu động ruột của bé phát triển tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
- Nếu bố mẹ thường xuyên phơi nắng cho bé đúng cách, đúng thời điểm, bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn và giảm triệu chứng đổ mồ hôi trộm khi ngủ hay giật mình quấy khóc.
- Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh 80% vitamin D sẽ được tổng hợp dưới da dưới tác dụng của các tia cực tím. 20% còn lại có trong sữa mẹ và thức ăn bên ngoài. Vì vậy khi da bé tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm tăng bạch cầu và những kháng thể miễn dịch khác, tăng khả năng vận động chuyển oxy của hồng cầu.
- Bệnh cảm cúm, tình trạng mệt mỏi của bé cũng giảm đi nếu bé được phơi nắng đúng cách.
Lợi ích của việc phơi nắng đến sức khỏe của bé là gì?
Tác hại của việc cho bé phơi nắng sai cách
- Ánh nắng mặt trời có thể chứa các tia cực tím gây hại cho sức khỏe của bé. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh thì mắt là bộ phận rất nhạy cảm. Mi mắt của trẻ mỏng nên không thể che được ánh sáng mặt trời. Việc để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không được che chắn và bảo vệ hợp lý sẽ ảnh hưởng đến thị lực của con.
- Việc bố mẹ cho bé phơi nắng để lộ vùng đầu của bé quá lâu điều này sẽ làm cho bé bị cảm nắng, gây ảnh hưởng đến não bộ, khiến bé hay quấy khóc vì phần vỏ não của trẻ sơ sinh lúc này chưa hoàn thiện.
- Dưới tác động của ánh nắng mặt trời gay gắt, làn da non nớt và nhạy cảm của bé có thể gặp các vấn đề như dị ứng da, viêm da,…
- Bé sẽ có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn nếu được tắm nắng sai cách.
Phơi nắng sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ tắm nắng
- Khi cho trẻ phơi nắng, mẹ cởi quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của bé nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
- Mẹ hãy trò chuyện với bé, massage, vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái trong khi bé tắm nắng.
- Không tắm nắng cho bé qua cửa kính, vì kính có thể cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thụ được vitamin D.
- Bé có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn bé có làn da sáng.
- Mẹ nên điều chỉnh thời gian phơi nắng để bé làm quen với việc này và không quấy khóc.
- Sau khi tắm mẹ nên cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất.
- Nếu sau khi tắm nắng, da bé nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, mẹ nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi và lập tức đưa bé đến bác sĩ để khám nếu sau vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.
Một số lưu ý khi cho bé phơi nắng
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích để các mẹ tự tin hơn khi phơi nắng cho bé con. Các mẹ hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng để bé yêu có sức khỏe tốt nhất!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!