Mặc dù di truyền là yếu tố mà các bác sĩ và mẹ bầu không thể kiểm soát được nhưng nếu có một chế độ dinh dưỡng và môi trường phù hợp cho phát triển não bộ thai nhi thì bé chào đời thông minh, nhanh nhẹn là điều hoàn toàn có thể.
Phần trước: Phát triển não bộ thai nhi 3 tháng giữa
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Tăng tốc phát triển não bộ thai nhi 3 tháng cuối để chuẩn bị cho con yêu chào đời với thế giới bên ngoài
Ở giai đoạn này, các chuyên gia sản khoa khuyên mẹ cần tiếp tục hoạt động kích thích phát triển não bộ từ tam cá nguyệt thứ 2 và thêm vào một số hoạt động mới cho phù hợp với phát triển của thai nhi.
Đồng thời mẹ đừng quên thay đổi liều lượng của một số loại thức phẩm để hạn chế các biến chứng sinh non vào 3 tháng cuối.
Phát triển não bộ thai nhi 3 tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng cần điều chỉnh vì sự an toàn của bé yêu
4 nhóm thực phẩm chính vẫn cần được chú ý trong các tháng này. Tuy nhiên, từ sau tuần 32 của thai kỳ, các bác sĩ khuyên mẹ nên ngừng bổ sung viên uống Omega-3 và DHA do các tế bào thần kinh đã phát triển gần như hoàn thiện.
Tiếp nhận quá nhiều DHA vào thời điểm này có thể gây ra hiện tượng ra máu âm đạo hoặc máu khó đông. Chính vì vậy, vì sự an toàn của thai nhi trong 3 tháng cuối và tránh nguy cơ sinh non, mẹ không nên tiếp tục uống viên bổ sung Omega-3, DHA.
Thay vào đó mẹ nên gia tăng các hoạt động kích thích phát triển não bộ thai nhi sẽ phù hợp hơn.
Kích thích phát triển tế bào thần kinh của thai nhi bằng cách siêu đơn giản
Trong những tháng cuối này, thai nhi đã biết mở mắt ngay trong bọc nước ối. Thị giác của bé trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều với ánh sáng.
Do đó, kết hợp với các hoạt động phát triển não bộ thai nhi ở 3 tháng giữa, mẹ nên bổ sung thêm một cách nữa là dùng ánh sáng để chơi đùa với bé.
Thai giáo bằng ánh sáng mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi, đặc biệt là phát triển thị giác. Chỉ cần sử dụng một chiếc đèn pin nhỏ, ánh sáng dịu và chiếu lên thành bụng mẹ đã có thể giúp thai nhi sau khi chào đời phản ứng nhanh nhạy hơn với ánh sáng và màu sắc.
Phát triển não bộ thai nhi 3 tháng cuối
Quan trọng nhất, người bố cần tích cực đóng góp vào việc dạy thai nhi thông minh
Một trong những gợi ý để 9 tháng thai kỳ của mẹ bầu diễn ra suôn sẻ, bé yêu phát triển tốt và thông minh là vai trò của người bố.
Sự quan tâm từ các ông chồng thông qua hoạt động kích thích phát triển não bộ không khó như nhiều bố tưởng. Chỉ cần các bố hào hứng, chú ý chăm sóc vợ mình, giao tiếp với thai nhi trong bụng mẹ thường xuyên chính là yếu tố quan trọng nhất để mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho phát triển não bộ của bé yêu trong bụng mẹ.
Ý kiến bác sĩ như thế nào?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn các tế bào và hệ thống dây thần kinh phát triển nhanh chóng nhất. Vào tuần 28 của thai kỳ, hệ thần kinh trung ương có thể điều khiển nhịp thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của thai nhi, mẹ bầu cần chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ bầu cần chọn các loại thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải,… vì đây là chất cần thiết cho sự phát triển tế bào, mô và DNA của thai nhi. Axit béo omega cũng rất quan trọng cho sự phát triển mắt và não bộ của thai nhi nên mẹ bầu không được bỏ qua.
Song song với chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt thường ngày, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ. Không những vậy, để giúp mẹ phát triển thông minh và khỏe mạnh, mẹ bầu nên đọc sách mỗi tuần giai đoạn gần cuối thai kỳ cho bé, cho thai nhi nghe nhạc để kích thích trí thông minh của trẻ.
Theo The Asianparent
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!