Những thực phẩm không tốt cho bà bầu luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vậy trong thai kỳ nên tránh ăn thứ gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Vấn đề kiêng cữ ăn uống trong 3 tháng đầu thai kỳ
Quá trình mang thai thông thường gồm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ. Mỗi giai đoạn mang thai có một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn mong manh; giai đoạn thai nhi đang hình thành cơ thể của bé. Do đó, mọi tác nhân từ bên ngoài hay bên trong đều có thể làm nguy hại đến thai nhi.
Ngoài ra ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi dễ nhiễm độc, dễ sảy thai do cách sinh hoạt không lành mạnh của mẹ bầu.
Những thực phẩm không tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nhóm rau củ quả không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai
- Rau răm: có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn. Do đó, ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.
- Rau ngót: thường có mặt trong món canh hàng ngày. Rau ngót có nhiều vitamin, chất sắt và nhiều chất xơ. Tuy nhiên, trong rau ngót có thành phần Papaverin, là loại chất gây mềm cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp. Vì vậy, Mẹ bầu không nên ănrau ngót, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ có nguy cơ gây sẩy thai hoặc động thai.
- Khổ qua (mướp đắng): là loại rau quả có nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong chất đắng của khổ qua có chứa nhiều Quinin, Monodicine, Vicine có tác dụng làm co bóp tử cung, gây động thai, sẩy thai. Thế nên, Mẹ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng không nên ăn trái khổ qua dưới bất kỳ hình thức nào.
Nhóm trái cây không nên ăn khi có thai 3 tháng đầu:
- Đu đủ: Đây là loại trái cây có nhiều enzym giúp tiêu hóa tốt, nhưng nó có đặc tính kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt. Đồng thời kích thích các tuyến sữa gây tiết sữa. Tử cung là một khối cơ trơn và rất mong manh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi Mẹ ăn đu đủ dạng chín hay dạng chưa chín đều có thể làm tử cung co bóp, dễ gây sẩy thai. Do vậy, bà bầu không nên ăn đu đủ, bất kể dưới dạng nào.
- Thơm (Dứa): là loại trái cây có nhiều vitamin C, nhiều chất enzym, có tác dụng tiêu hóa các thành phần protein nhanh. Ngoài ra, thơm còn có thành phần Bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, sau đó kích thích tử cung co bóp. Do vậy, ăn thơm trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ làm bóc tách túi thai và gây sẩy thai.
- Nhãn: chứa nhiều glucose. Ăn nhiều nhãn làm đường huyết tăng cao, gây táo bón, nổi mụn nhiều. Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cũng hạn chế ăn nhãn để tránh bị táo bón, đặc biệt là những mẹ có tiền căn đái tháo đường thì tuyệt đối không nên ăn nhãn.
Thức uống không nên dùng khi có thai:
- Café: Mẹ có thai 3 tháng đầu không nênuống café, vì sẽ gây sẩy thai, hoặc làm thai chậm phát triển do trong café có tính kích thích, gây hưng phấn và làm mất ngủ. Theo các nhà chuyên gia uống café 5 ly trong 1 ngày, thì tỷ lệ sẩy thai gấp 3.4 lần so với người không uống café.
- Rượu và bia: là loại thực phẩm có cồn không tốt cho Mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ gây dị tật cho thai nhi, thai chậm tăng trưởng, sẩy thai.
Thực phẩm cần tránh trong suốt thời gian mang thai
1. Thịt không được nấu chín
Mẹ bầu nên tránh các loại thịt tái, sống nộm, thịt chưa được nấu chín, thịt sống… Để đảm bảo an toàn cho thai nhi ở những tháng đầu cũng như thời gian sau, mẹ bầu cần chế biến thịt chín kỹ.
2. Cá sống
Các món ăn cá sống như sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho thai nhi, nguy hiểm đến thai nhi. Trong các món cá sống lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Tương tự với các món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu. Cá nên được nấu chín rồi mới ăn để đảm bảo an toàn.
3. Cá chứa lượng thủy ngân cao
Mặc dù cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 340g/ tuần. Tuy nhiên nên biết chọn lựa loại cá tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều chất thủy ngân như cá mũi kiếm, cá mập, các thu vua, cá walleye. Đối với cá đóng hộp thì có thể dùng 340g/ tuần.
4. Trứng sống
Mẹ bầu cần tránh các món món salad Caesar có thể được chế biến bằng trứng sống. Trứng sống cực kỳ có hại đối với sự phát triển của bào thai, bởi chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm độc.
Các loại sốt mayonnaise cũng nên được hạn chế tối đa tránh ảnh hưởng cho sức khỏe thai nhi.
5. Các loại phô mai mềm
Phomai mềm được chế biến từ sữa không được diệt khuẩn, chứa nhiều vi khuẩn. Các loại phomai mềm như phô mai xanh, camembert, feta, brie, phô mai kiểu Mexico (blanco, fresco và decrema) nên được tránh không ăn trong thai kỳ.
6. Thịt nguội, thịt xông khói
Đây là các loại thực phẩm dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Cần được chế biến cẩn thận nếu mẹ bầu thực sự thích ăn và nên ăn rất ít, hạn chế tối đa.
7. Chất ngọt nhân tạo
Các chất làm ngọt như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose, Aspartame đều được xem là không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên dùng với một lượng nhỏ thôi.
8. Trà rau thơm
Tác dụng tốt của trà rau thơm đối với thai nhi chưa được khẳng định. nên tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng, tránh những tác dụng không tốt cho thai nhi.
Mẹ bầu nên kiêng những thực phẩm không tốt cho bà bầu kể trên và chú ý cung cấp đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin, khoáng chất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn những thức ăn giàu folate có trong nước cam, dâu tây, rau dền, bông cải, ngũ cốc…
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!