Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh xuất phát từ sự thiếu kiến thức của những ông bố bà mẹ trẻ hoặc có thể do quan niệm dân gian mà ông bà ta vẫn tin tưởng nhiều năm qua. Những kinh nghiệm do các cụ truyền lại thường được dặn dò mẹ mới sinh con để việc chăm trẻ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng quan niệm nào có cơ sở khoa học, quan niệm nào có thể gây nguy hiểm chết nguy cho tính mạng của bé mới chào đời còn đang yếu ớt về hệ miễn dịch và nhạy cảm trước mọi loại vi khuẩn gây bệnh. Hãy nghe bác sĩ nhi khoa tổng kết về 5 lỗi sai “tày đình” của nhiều cha mẹ còn lúng túng và chưa hoàn thiện kiến thức khi chăm con:
- Nhỏ sữa mẹ để chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh
- Ăn sữa xong phải cho con uống nước tráng miệng
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì dài người
- Tắm xong là phải nắn chân kẻo con bị vòng kiềng
- Con khóc thì bế rung lắc cho trẻ mau nín
1. Quan niệm “Nhỏ sữa mẹ để chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh”
Trường hợp nghiên cứu: Mẹ thấy bé sơ sinh bị đỏ mắt. Nghe các cụ dạy, cứ lấy sữa mẹ nhỏ 1,2 giọt vào đấy là con khỏi ngay vì sữa mẹ sạch sẽ, vô trùng nhất trên đời.
Hiện tượng bé gặp phải: Mắt con càng đỏ hơn, ra nhiều gỉ mắt hơn và sưng phù.
Bác sĩ giải thích: Trẻ sơ sinh nếu có nhiều gỉ thì có thể tuyến lệ của bé chưa thông. Còn nếu kèm theo đấy là tình trạng mắt đỏ có nghĩa là mắt con đã bị nhiễm khuẩn. Hàng năm viện Mắt trung ương đều phải tiếp nhận nhiều ca trẻ sơ sinh bị hỏng mắt do kinh nghiệm dân gian được mách bảo này.
Sữa mẹ không có khả năng chữa tình trạng bé bị đau mắt sưng đỏ. Thêm vào đó, khi vắt ra, sữa hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn do dụng cụ, tay mẹ trong quá trình tiếp xúc. Do đó, nếu nhỏ sữa mẹ vào mắt bé chỉ gây thêm các tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.
Hướng dẫn của bác sĩ: Bé sơ sinh mắt đỏ, ra nhiều gỉ thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Có thể bạn chưa biết:
Bé sơ sinh bị đau mắt – 5 bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn – Cách chăm sóc để con nhanh khỏi!
Các dấu hiệu thường gặp của đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh:
Mắt đỏ: Nếu quan sát, mẹ sẽ thấy phần lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng, đó là tình trạng viêm của các mạch máu nhỏ trên bề mặt của mắt. Tình trạng mắt đỏ thường bắt đầu ở một bên mắt và sau đó lan truyền sang mắt kia trong vòng 24 đến 48 giờ. Bên trong của mí mắt của trẻ cũng có màu đỏ bất thường, các cha mẹ nếu kéo nhẹ mi mắt bên dưới của con xuống để quan sát sẽ thấy màu đỏ này.
Mắt có chất nhầy và chảy nước: Sau khi bắt đầu xuất hiện tình trạng đỏ mắt, mắt của trẻ cũng xuất hiện chất nhầy hay còn gọi là ghèn có màu vàng, trắng hoặc xanh. Chất nhầy sau đó sẽ đóng dày lên ở các góc của mắt, cuối cùng bao phủ toàn bộ bề mặt của mắt. Mỗi buổi sáng ngủ dậy trẻ sẽ rất khó mở mắt do chất nhầy tích tụ ở mắt.
Theo vinmec.com
2. Quan niệm “Ăn sữa xong phải cho con uống nước tráng miệng”
Trường hợp nghiên cứu: Bé 4 tháng tuổi được bà cho uống nước tráng miệng sau khi bú. Bà bảo, phải thế nó mới sạch miệng.
Hiện tượng: Con phải nhập viện vì bị ngộ độc nước.
Bác sĩ giải thích: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không? Những trường hợp phải vào viện như thế này không phải là hiếm. Các bố mẹ nên hiểu rằng, trong sữa mẹ đã cung cấp đủ cho bé lượng nước cần thiết. Dù trời nóng hay lưỡi con bị trắng thì cũng không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước.
Nước sẽ cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, thêm vào đó còn có thể gây ra hiện tượng ngộ độc, co giật, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hướng dẫn của bác sĩ: Nếu con bị trắng lưỡi thì hàng ngày dùng gạc vệ sinh lưỡi và nưới cho con là đủ. Bé trên 6 tháng bắt đầu được uống nước nhưng không nên quá 200ml/ngày.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
3. Quan niệm “Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì dài người”
Trường hợp nghiên cứu: Bé 6 tháng tuổi, đi ngoài 5-7 lần/ngày. Phân của con có dính máu. Hiện tượng diễn ra trong nhiều ngày.
Hiện tượng bé gặp phải: Mắt trũng, môi khô do thiếu nước. Người nhà kể ông bà bảo trẻ đang dài người, đi ngoài ra nước là chuyện bình thường.
Bác sĩ giải thích: Con bị tiêu chảy vì nhiễm khuẩn. Vào tuổi này, trẻ đã có thể di chuyển, thích cầm nắm, khám phá đồ vật thông qua ngậm, liếm, nhai. Đây là con đường khiến cho vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập nhất. Vì thế mà con bị đi ngoài ra nước chứ không hề liên quan đến chuyện dài người.
Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn và tự khỏi trong 1 tuần thì không sao nhưng nếu để kéo dài, sốt cao thì hoàn toàn có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Mẹ đã biết chưa?
Khi nào cho trẻ uống nước và nên cho bé uống nước như thế nào?
Trẻ 6 tháng tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày để cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh?
4. Quan niệm “Tắm xong là phải nắn chân kẻo con bị vòng kiềng”
Trường hợp nghiên cứu: Bé 5 tháng tuổi được bà ngoại nắn chân cho từ khi sinh ra. Cho đến hôm đi tiêm vắc xin, y tá sờ chân thì bé khóc dữ dội và kéo dài.
Hiện tượng: Bác sĩ chụp X-quang thì phát hiện con đã bị gẫy chân.
Bác sĩ giải thích: Chân của trẻ sơ sinh không hoàn toàn thẳng ngay từ khi sinh ra do tư thế nằm trong bào thai uốn cong của trẻ. Có nên nắn chân cho trẻ sơ sinh không? Khi lớn lên, hiện tượng này sẽ dần dần biến mất. Chỉ có một số trường hợp là ở tình trạng vòng kiềng bất bình thường. Tuy vậy, việc nắn chân không có tác dụng để điều chỉnh xương chân cho các bé này mà phải dùng đến vật lý trị liệu.
Hướng dẫn của bác sĩ: Nếu thấy hình dạng chân con không bình thường thì mẹ nên đưa đi khám để được tư vấn trị liệu phù hợp chứ không nên tự tiện nắn chân con mà gây ra nguy hiểm tới cấu trúc xương của trẻ.
Đọc thêm bài: TẬT CONG CHÂN Ở TRẺ – Có đáng lo ngại? Nguyên nhân và cách phòng tránh!
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
5. Quan niệm “Con khóc thì bế rung lắc cho trẻ mau nín”
Trường hợp nghiên cứu: Bé 9 tháng tuổi có hiện tượng lờ đờ, bỏ ăn, ói mửa. Mẹ bé cho biết con xuất hiện tình trạng này sau khi bố bế rung lắc vì thấy con khóc không ngừng.
Hiện tượng: Bác sĩ khám và kết luận, con bị tổn thương não.
Giải thích của bác sĩ: Trong thời kỳ sơ sinh và thời kỳ bé chập chững, cơ xương, đặc biệt là phần xương cổ của bé còn rất yếu ớt, non nớt. Khi bị rung lắc, bé chưa đủ khả năng điều khiển đầu để di chuyển theo chuyển động tới lui như người lớn. Não lúc này bị rung lắc tới lui trong khoang sọ dễ dẫn các mô não bị bầm tím, một số trường hợp nghiêm trọng rất có thể gây ra hiện tượng xuất huyết não hoặc xuất huyết võng mạc.
Hướng dẫn của bác sĩ: Các cụ xưa hay có thói quen thấy trẻ khóc là bế lên vỗ mông hoặc đung đưa rất mạnh. Điều này nguy hiểm cho não bộ của trẻ. Nếu con khóc thì phải tìm ra nguyên nhân vì sao bé khóc. Con đói, chướng bụng, đầy hơi, bỉm tã bẩn, … Giải quyết theo từng nguyên nhân và tham khảo thêm cách dỗ trẻ khoa học.
Với các tổng kết về 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nói trên, hi vọng các bậc cha mẹ sẽ hết sức cẩn thận và lưu ý hơn khi trong quá trình nuôi con vào những năm đầu đời để đảm bảo con luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!